Tổng quan
Trong giai đoạn sơ khởi, đặc điểm tiêu biểu nhất của các mạng lưới blockchain là tính đóng. Nghĩa là các mạng lưới blockchain thiếu hẳn sự giao tiếp qua lại với nhau. Điều này tạo ra những bất lợi cho người dùng trong việc chuyển giao tài sản qua lại giữa các mạng lưới. Công nghệ dần phát triển, thế giới tiền điện tử chứng kiến sự ra đời của các công nghệ về multi-chain và cross-chain. Chúng phần nào giúp khắc phục các nhược điểm hiện hữu của các blockchain hiện tại. Thuật ngữ cross-chain các bạn có thể đã biết nhiều, nay hãy cùng tienthuattoan tìm hiểu về multi-chain, cũng như xu hướng, tác động và tiềm năng đầu tư.
Multi-chain là gì?
Multi-chain là có ý nghĩa là “đa chuỗi, đa nền tảng”. Đối với thị trường Crypto, khi một dự án triển khai trên ít nhất hai chuỗi thì dự án đó đang được triển khai trên multi-chain, đó có thể là Ethereum, Binance Smart Chain, Avalanche, Solana, hoặc các blockchain khác.
Muti-chain ra đời có phải là xu hướng tất yếu?
Vài năm trở lại đây, nhất là trong năm 2021 chúng ta đã chứng kiến nhiều sự thay đổi lớn trong lĩnh vực blockchain. Nếu như trước đây, chúng ta mới chỉ biết đến blockchain của Bitcoin, Ethereum hay Cardano,… thì giờ đây mọi thứ đã khác, xuất hiện nhiều tên tuổi như Tron, Solona,…. Nhiều blockchain mới được ra mắt, thậm chí một vài trong số đó đã có sự gia tăng đáng kể về quy mô.
Theo Gartner, công nghệ blockchain sẽ tạo ra hơn 176 tỷ USD giá trị kinh doanh vào năm 2025. Công nghệ blockchain không còn là cộng đồng nhỏ lẻ trong giới IT nữa mà đã mở rộng ở tầm cỡ quốc gia. Ngày càng có nhiều chính phủ, các tập đoàn và nhà đầu tư tổ chức quan tâm, ứng dụng blockchain trong việc quản lý. Mới nhất là việc quốc gia El Salvador công nhận Bitcoin, một trong những đồng xây dựng trên nền tảng blockchain đầu tiên, là tiền tệ quốc gia.
Bản chất các blockchain hiện nay hoạt động khá riêng lẻ và thiếu sự liên kết. Hai người dùng sử dụng 2 blockchain khác nhau để có thể giao dịch được với nhau cũng là cả vấn đề lớn. Tính đóng giúp bảo mật hơn nhưng ngược lại nó cũng là rào cản cho sự phát triển. Để blockchain trở nên phổ biến hơn và đi vào mọi khía cạnh của cuộc sống, nó cần phải thay đổi. Nó cần phải nâng cấp mình để đáp ứng được khả năng gia tăng người dùng. Chính vì lý do này mà các công nghệ mới được ra đời. Ngoài thiết kế chuỗi đơn, side-chain và cross-chain thì cấu trúc chuỗi tiềm năng khác chính là Multi-chain.
Lợi ích của việc sử dụng Multi-chain
Trong bối cảnh hiện nay, trong cùng một lĩnh vực là AMM DEX thì trên mỗi nền tảng đều có những cái tên vô cùng nổi bật, ví dụ như trên Ethereum có Uniswap, trên Binance Smart Chain lại có Pancake Swap, Just Swap trên Tron, trên Polygon có Quickswap.
Tuy nhiên điểm hạn chế của mỗi dự án đều đang hoạt động độc lập và chưa tiếp cận được lượng người dùng lớn từ những hệ sinh thái khác. Do đó triển khai Multi-chain là một lựa chọn khá tối ưu.
Không chỉ người dùng mà dự án cũng sẽ nhận được nhiều lợi ích:
- Tiếp cận gần hơn đến lượng người dùng ở hệ sinh thái mới.
- Khắc phục những khuyết điểm như tắc nghẽn, tốc độ chậm,…của chuỗi chính.
- Tận dụng được ưu điểm của nhiều chuỗi khác nhau (phí rẻ, tốc độ nhanh).
- Phổ biến hóa token của mình trên hệ sinh thái khác (đặc biệt là dự án stablecoin).
Dự án Multi-chain điển hình
Do phần lớn các mạng lưới blockchain thiếu sự giao tiếp với nhau. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để với cùng một loại tài sản có thể sử dụng trên nhiều blockchain khác nhau? Một số dự án được hình thành với công nghệ multi-chain giúp giải quyết điều này. Và Tether là một trong những dự án như vậy.
Thông thường, với các dự án multi-chain như Tether thường có một số điểm chung như sau:
- Thứ nhất, xuất hiện tại nhiều chain khác nhau: Tính đến thời điểm hiện tại, Tether tồn tại đã được xây dựng trên blockchain Bitcoin (Omni và Liquid Protocol), Ethereum, EOS, Tron, Algorand, SLP và OMG. Hãy hình dung tại mỗi blockchain này Tether đặt một trụ sở chính. Người dùng sở hữu USDT, khi cần chuyển tiền đến một địa chỉ tại một blockchain nào đó chỉ cần chọn đúng định dạng địa chỉ ví là được.
- Thứ hai, tại mỗi chain sẽ là một định dạng khác: Đương nhiên rồi. Mỗi blockchain sẽ có một định dạng khác nhau. Tether được xây dựng trên blockchain nào thì tương ứng sẽ theo chuẩn của blockchain đó. Ví dụ, với Ethereum sẽ là ERC-20, Tron là TRC-20,…
Có thể nói, Tether là đại diện tiêu biểu cho các dự án multi-chain hiện nay. Từ ví dụ về Tether, ta có thể rút ra khái niệm chung cho các dự án dạng này như sau. Các dự án multi-chain sẽ được triển khai trên nhiều blockchain khác nhau. Các blockchain này tồn tại hoàn toàn độc lập và thiếu đi sự liên kết. Bằng việc triển khai trên nhiều blockchain này, tài sản có thể được chuyển đi chuyển lại với nhau mà không cần sự can thiệp của các giao thức thứ 3.
Ngoài ra còn một dự án nữa đó là Sushi swap:
Là một trong những dự án trong lĩnh vực AMM DEX nổi bật nhất thị trường crypto khi có TVL lên đến 4.5 tỷ đô (chiếm đến 7.3% DeFi TVL marketcap) và có khối lượng giao dịch lên đến 370 triệu đô (xếp #5 trong xếp hạng của CoinMarketCap).
- Các chain Sushiswap sẽ triển khai: Vào ngày 4/3/2021, đội ngũ Sushiswap đã thông báo sẽ triển khai Multi-chain. Cụ thể hơn là triển khai trên 5 chain khác nhau ngoài Ethereum đó là Fantom, Polygon, xDAI, Binance Smart Chain, Moonbeam Network. Fantom sẽ là chain đầu tiên Sushiswap sẽ triển khai.
- Sushiswap support cho Multi-chain là vì lĩnh vực AMM DEX trong hệ sinh thái Ethereum đã có phần bị bão hòa với sự cạnh tranh rất lớn từ Uniswap và 0x Protocol, chính vì thế để có thể mở rộng tiềm năng và thu hút người dùng mới đến với nền tảng của mình, Sushiswap cần phải triển khai ở những chuỗi khác – nơi chưa có nhiều các dự án AMM DEX nổi bật.
Tổng kết
Cùng với sự bùng nổ của blockchain với việc ứng dụng cho cuộc sống, thì multi-chain chính là nhân tố quan trọng để kết nối với các blockchain khác nhau. Giúp người dùng tiếp cận với các hệ sinh thái. Đồng thời, mở ra cơ hội đầu tư cũng như trend để chúng ta có thể tham gia “hidden gem”, cùng với yếu tố Web3 sẽ giúp mọi người áp dụng nguyên tắc đầu tư theo trend để gia tăng lợi nhuận.