Mười lăm năm trước, Bitcoin là blockchain Layer 1 duy nhất. Đến nay, hơn 100 blockchain Layer 1 (L1) đã được sinh ra trong thị trường hợp đồng thông minh, mang lại hiệu suất tốt hơn và phát triển hệ sinh thái.
Sự thành công của chuỗi Layer 1 phụ thuộc vào cách chúng giải quyết vấn đề khó khăn về khả năng mở rộng hiệu quả hay làm thế nào để đạt được sự phân quyền mà không ảnh hưởng đến bảo mật và cho phép khả năng mở rộng.
Sau khi Ethereum tự khẳng định mình là một “nhà cách mạng”, mở ra cánh cửa cho DeFi và mang lại sự đổi mới cho hàng triệu người dùng thì những thiếu sót đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Mặc dù Ethereum đã nỗ lực để tạo ra một chuỗi có thể sử dụng được nhiều hơn nhưng nó vẫn thất bại về việc trở thành một giải pháp có thể mở rộng. Trước tình hình này, các chuỗi như Solana, Polygon, Avalanche, Binance Smart Chain đã nổi lên như những đối thủ cạnh tranh, trong số đó có NEAR Protocol.
Bài viết này xem xét cách giao thức NEAR đã nổi lên như một hệ sinh thái tiềm năng và sự vượt trội hơn so với các chuỗi Layer 1 khác, bằng cách so sánh trên các yếu tố khác nhau: Công nghệ, Khả năng sử dụng, tokenomics, hệ sinh thái và đánh giá rủi ro.
Công nghệ
Hầu hết các L1 đã tìm cách bù đắp những gì Ethereum còn thiếu về tốc độ và chi phí giao dịch, đồng thời đưa ra các giải pháp khác nhau cho tình huống khó. Cosmos tập trung vào khả năng tương tác, Avalanche tập trung vào phân cấp, Fantom tập trung vào thông lượng và Solana tập trung vào DeFi. NEAR tìm kiếm một giải pháp toàn diện cho vấn đề và cố gắng cung cấp ở nhiều cấp độ dưới dạng một blockchain PoS Layer 1 phân mảnh, được xây dựng để mang lại khả năng sử dụng và khả năng mở rộng.
Chuỗi Ethereum hiện tại cũng như hầu hết các L1 như Solana, Avalanche và Polygon đều gặp vấn đề về khả năng mở rộng, do số lượng giao dịch tăng lên và yêu cầu của cơ chế đồng thuận đối với mọi nút để xác minh từng giao dịch. Điều này dẫn đến phí gas giao dịch cao hơn khi số lượng người dùng trên các nền tảng tăng lên và độ trễ nhiều hơn. Để tránh vấn đề này, NEAR đã đưa ra NightShade, giúp cải thiện tính năng sharding blockchain cổ điển bằng cách “mài” các khối riêng lẻ thay vì chuỗi chính. Thay vì hoạt động trên mạng phải đi qua từng nút, nó được chia ra giữa tất cả các nút tham gia và chạy song song.
Hiện tại, NEAR đang thúc đẩy sự phân bổ của mình thông qua quan hệ đối tác với Octopus Network. Octopus cho phép các nhà phát triển xây dựng các chuỗi ứng dụng cụ thể được gọi là app chain tương thích chéo và được kết nối với NEAR thông qua cầu nối Octopus, được triển khai dưới dạng hợp đồng thông minh.
Ngoài ra, NEAR có kế hoạch giới thiệu tính năng “dynamic resharding” vào cuối năm 2022, giai đoạn cuối cùng của NightShade, điều này sẽ dẫn đến việc mở rộng mạng lưới và các phân đoạn khi nhu cầu của người dùng tăng lên.
Tốc độ giao dịch của NEAR cũng được cải thiện nhờ thuật toán sản xuất khối của NEAR được gọi là DoomSlug, cho phép đạt được kết quả cuối cùng nhanh hơn nhiều và với ít trình xác thực hơn so với các chuỗi L1 khác, có xu hướng sử dụng thuật toán đồng thuận Byzantine Fault Tolerance (BFT).
Ngay cả việc đảm bảo an ninh và thông tin liên lạc trong mạng NEAR cũng đã thực hiện một cách tiếp cận mới đối với tính ngẫu nhiên, được thiết kế để không thể đoán trước và không thiên vị cho đến khi có ít nhất 2/3 tác nhân xấu.
Với khả năng mở rộng và bảo mật được giải quyết, con đường phân quyền của NEAR được thực hiện dễ dàng hơn nhiều.
Khả năng sử dụng
“Làm cách nào để chúng tôi tạo ra trải nghiệm dành cho nhà phát triển mà một kỹ sư thông thường có thể tiếp thu và xây dựng thứ gì đó vào ngày đầu tiên?” – Illia Polosukhin chia sẻ.
Đối với hầu hết các L1, trọng tâm là làm cho nền tảng và chuỗi trở nên thân thiện với nhà phát triển. Nhưng hiện nay hầu hết đều phụ thuộc vào máy ảo Ethereum (EVM) và ngôn ngữ hợp đồng thông minh của Ethereum Solidity, để đảm bảo khả năng tương thích với Ethereum. Về cơ bản, đây là lý do NEAR tự tách biệt khỏi các L1 khác.
Không giống như các L1 khác, như Avalanche, đã sử dụng Solidity để làm cho khả năng tương thích với Ethereum dễ dàng, NEAR đã phá vỡ khuôn mẫu bằng cách chuyển sang chế độ hoàn toàn dành cho nhà phát triển bằng cách hỗ trợ WebAssembly (WASM). Điều này có nghĩa là các nhà phát triển có thể chuyển qua các ứng dụng Web2 truyền thống hoặc viết các Dapp và hợp đồng thông minh mới bằng các ngôn ngữ như Java, C, C++ và Rust.
Ngoài ưu tiên nhà phát triển, trên thực tế NEAR còn tập trung vào trải nghiệm người dùng bằng cách bỏ sử dụng khóa công khai tiêu chuẩn cho ví. Khác với Polkadot, Binance hoặc Solana, sử dụng các khóa số gồm 64 ký tự.
Ngoài ra, các quy trình như đăng nhập, đăng ký Dapp rất thân thiện với người dùng và phản ánh quy trình của các ứng dụng Web2 truyền thống, để người dùng cuối có thể cảm thấy quen thuộc. Một sự khác biệt tiếp theo, đó là không giống với các chuỗi khác, ví NEAR không phải là một tiện ích mở rộng của trình duyệt mà giống như một trang trình duyệt Web2.
Quay trở lại khả năng tương thích EVM, NEAR đã linh hoạt hóa công nghệ chính thông qua Aurora. Được triển khai như một hợp đồng thông minh trên NEAR, Aurora hoạt động như một mạng độc lập đầy đủ chức năng cho phép tạo cầu nối trustless và permissionless phân đoạn giữa Ethereum và NEAR, với phí giao dịch thấp hơn so với các giải pháp mở rộng Layer 2 của các chuỗi khác.
Tokenomics
Giống như hầu hết các chuỗi L1, giao thức NEAR có token gốc với các trường hợp sử dụng của nó là:
- An ninh mạng
- Một phương tiện trao đổi cho các dịch vụ và hoạt động trên nền tảng
- Phí giao dịch
- Một đơn vị tài khoản (a unit of account)
Bảo mật mạng lưới được đảm bảo bằng cách staking token. Và bản chất độc đáo của NEAR tokenomics không cho phép sắp xếp lại thứ tự các giao dịch với các khoản phí bổ sung như trên các chuỗi khác, ví dụ Solana, Cardano hay Polkadot. Việc sắp xếp lại các giao dịch với các khoản phí bổ sung cho phép người dùng spam nền tảng với phí gas cao hơn để thực hiện các giao dịch của họ trước, tạo ra tắc nghẽn, tăng đột biến phí gas và độ trễ.
Với lợi nhuận hàng năm khoảng 11% đối với stakers, NEAR có một trong những lợi suất cao nhất trong số L1. Lợi nhuận áp dụng cho cả người xác thực (validator) và người ủy quyền (delegator) và hệ sinh thái DeFi vẫn đang mở ra, với cơ hội nhận được lợi nhuận thậm chí cao hơn trên các nền tảng như Ref Finance.
Hệ sinh thái
Một điểm đặc biệt khác của NEAR là nền tảng này đã không “fly into” DeFi và xây dựng cộng đồng chỉ vì lợi nhuận hoặc kiếm tiền, mà hướng đến xây dựng một cộng đồng tích cực và gắn bó, với phần thưởng đến một cách tự nhiên. Hệ sinh thái nhà phát triển là một trong những thành tựu ấn tượng nhất của nền tảng, phát triển gấp bốn lần so với tất cả các chuỗi khác, vào năm 2021, ngoại trừ Solana. Chỉ có Binance là có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn với ít nhất 400 nhà phát triển.
Động lực là các nhà phát triển thấy dễ dàng đi sâu vào NEAR với các ngôn ngữ truyền thống chạy trên WebAssembly và vì nền tảng này trực tiếp thưởng cho họ.
Cộng đồng trên NEAR cũng rất tích cực và tham gia hướng tới sự phát triển của nền tảng, bằng việc cam kết chi hơn 800 triệu USD vào cộng đồng thông qua các guilds và DAO nhờ NEAR Foundation, đánh bại các số liệu từ các L1 mới nổi khác như Celo và Fantom.
Chuyển sang các ứng dụng, NEAR đã chứng kiến sự bùng nổ theo cấp số nhân của các ứng dụng trên nền tảng của họ, với hơn 300 ứng dụng mạnh mẽ và đang tiếp tục tăng lên. Một trong những lý do lớn nhất cho điều này là Bridge Rainbow. Một mình Rainbow đã “gánh” cho 750 triệu USD tổng giá trị đã khóa (TVL) và sự gia tăng giao dịch trên nền tảng này.
Một lý do khác cho sự đổ vào ồ ạt của các nhà phát triển trên nền tảng này là quỹ tài trợ 800 triệu USD dành riêng hơn 300 triệu USD cho các nhà phát triển và công ty khởi nghiệp. Đây là một trong những quỹ tài trợ lớn nhất từ trước đến nay cho một blockchain L1.
Đánh giá rủi ro
NEAR Protocol không phải là không có những sơ hở của riêng nó, vẫn còn một chặng đường dài phía trước để đạt được mức độ phân quyền của Avalanche và Solana hoặc khối lượng trình xác nhận của Polkadot, với hệ số Nakamoto thấp hơn đáng kể so với các L1 khác. Tuy nhiên, lộ trình giao thức NEAR đưa ra một kế hoạch để liên tục cải tiến giao thức và đạt được sự phân quyền tốt hơn trong tương lai không xa.
Lưu ý: Số lượng Validators không phải lúc nào cũng là thước đo chính xác để phân cấp nhưng nó là thước đo hướng dẫn.
Ngoài ra, tính hiệu quả của cầu Aurora là một con dao hai lưỡi, vì tính di động dễ dàng có nghĩa là các nhà phát triển có thể dễ dàng đưa các dự án của họ ra khỏi NEAR và đến một mạng lưới khác.
Cuối cùng, công nghệ của NEAR là minh chứng cho việc tương lai của nó có vẻ tốt hơn so với đối thủ L1 hiện tại. Tuy nhiên, cảm giác chung là nền tảng này vẫn chưa trải qua một cuộc thử nghiệm nghiêm túc và các đối thủ cạnh tranh tiếp tục gia tăng.
Chỉ trong vòng chưa đầy hai năm, NEAR Protocol đã đứng đầu về các chỉ số kỹ thuật quan trọng trong số các đối thủ L1 khác. Điều này báo hiệu tốt cho nền tảng, khi nó tiếp tục thực hiện lộ trình của mình. Tầm nhìn của NEAR không giới hạn nó trong bất kỳ một hệ sinh thái cụ thể nào mà hướng nó trở thành nền tảng cơ bản của Web3 ngày càng phát triển và mới nổi.
Nguồn: Tienthuattoan Capital tổng hợp