Proof of Stake là gì?
Proof of Stake (POS) là một thuật toán đồng thuận của blockchain, còn gọi là bằng chứng ký gửi hay bằng chứng cổ phần. Trong đó, các validator (trình xác thực) phải nắm giữ một lượng token để tham gia xác nhận các giao dịch trên các block (khối) của hệ thống blockchain.
Các validator này sẽ xác minh các giao dịch trên mạng lưới, gửi bằng chứng vào khối. Nếu xác thực khối thành công, các validators sẽ được nhận thưởng từ lạm phát của blockchain, hoặc phí giao dịch thu về. Nếu xác thực không thành công, validator sẽ chịu phạt một lượng tài sản đã ký gửi.
Trước đây, thuật toán Proof of Work (POW) cho phép các thợ đào xác thực các giao dịch và tạo các block mới bằng cách thực hiện các tính toán dựa trên sức mạnh máy tính. Tuy nhiên, cộng đồng khai thác tiền điện tử đã nhanh chóng nhận ra những điểm yếu của POW và bắt đầu cải tiến thuật toán này. Bằng chứng là những năm gần đây, Ethereum – đồng coin có vốn hoá lớn thứ hai sau Bitcon đã cố gắng chuyển từ thuật toán Proof of Work sang Proof of Stake. Điều này không chỉ có lợi cho Ethereum mà còn cho nhiều đồng tiền điện tử POS khác. Sự dịch chuyển công nghệ sang POS của Ethereum đã tạo ra một làn sóng mạnh mẽ trong thế giới công nghệ blockchain, khiến hàng loạt blockchain POS ra đời sau đó.
Ưu điểm của Proof of Stake
- Không đòi hỏi máy cấu hình khủng như những “trâu cày” đào Bitcoin.
- Người dùng có thể delegate (ủy quyền) cho validator, nghĩa là người dùng ủy quyền token cho validator để validator có thêm quyền vote, đổi lại người uỷ quyền nhận được phần thưởng mà không phải làm gì. Số token của người dùng vẫn nằm trong ví của họ, và họ toàn quyền sử dụng với private key.
- Proof of Stake tiết kiệm môi trường hơn, không đòi hỏi tiêu thụ nhiều điện để hoạt động như Proof of Work.
Lịch sử có lặp lại?
10 năm trước, sự ra đời của Bitcoin tạo ra tiếng vang lớn cho công nghệ blockchain và thuật toán POW. Những ai tham gia thị trường này từ lúc sơ khai đã thu được lợi nhuận siêu khủng từ việc đào BTC. Và mỗi 10 năm tiếp theo, công nghệ mới lại dịch chuyển một lần nữa, POS sẽ là làn sóng công nghệ thứ hai với những cái tên quen thuộc như ETH 2.0, Cosmos, Polkadot, Solana, NEAR…
Tiền Thuật Toán nhận thấy tiềm năng của thuật toán POS mang lại và team không nằm ngoài sự dịch chuyển này. Team TTT hiện đã xây dựng và vận hành hàng chục validator trên nhiều chain khác nhau như Casper, Celo, Contentos, Chainflip; nhiều chain trên hệ sinh thái Cosmos như Dydx, cosmos, inj…
Sắp tới team sẽ launch các validator trên các chain tiềm năng như Umee, Mina, NEAR, Solana, Binance…
Năm 2022 chắc chắn là năm bùng nổ của Cosmos và hệ sinh thái xây dựng trên chain này, TVL hiện tại đã lên đến hàng chục tỉ đô.
Tổng TVL của hơn 25 validator trên 22 chain mà team TTT vận hành hiện đã vượt qua 20 triệu đô và con số này ngày càng tăng lên khi thị trường biến động.
Với kinh nghiệm đó, TTT mong muốn cung cấp giải pháp cài đặt, vận hành và bảo trì cho những cá nhân, tổ chức muốn xây dựng validator POS trên các chain tiềm năng.
Trong quá trình vận hành, TTT có một số kinh nghiệm muốn chia sẻ với cộng đồng để một validator đạt uptime cao, lợi nhuận tốt và ít bị phạt nhất qua FAQ bên dưới.
FAQ
- Giải pháp nào giúp các validator hoạt động ổn định và đạt được hiệu suất cao?
Chúng tôi có nhiều máy chủ đặt ở nhiều data center (trung tâm dữ liệu) trên toàn thế giới. Các máy chủ hiệu suất cao này được tối ưu CPU, memory, disk, network… để các validator hoạt động ổn định nhất.
- Làm thế nào để bảo vệ validator trước các cuộc tấn công DDoS?
Chúng tôi có kinh nghiệm chạy nhiều validator trên nhiều chain khác nhau, chúng tôi biết rằng điều quan trọng phải chạy các sentries để bảo vệ validator trước các cuộc tấn công DDoS. Ngoài ra, trung tâm dữ liệu của chúng tôi có tính năng bảo vệ máy chủ khỏi tấn công DDoS. Bên cạnh đó, firewall (tường lửa) cũng được thiết lập. Chúng tôi thực hiện kích hoạt thêm các bộ lọc khác để bảo vệ các validator của mình.
- Bạn có công cụ giám sát monitoring 24/7 nào không?
Amazon Web Services, Google Cloud Platform có tính năng giám sát các biến động về hiệu suất của máy chủ như AWS CloudWatch Logs + Metrics.
Chạy script để theo dõi sự thay đổi của block height và đối chiếu với số lượng missed blocks để phát hiện sự cố trên các validator…
- Bạn vận hành máy chủ của mình ở đâu?
Data center.
- Bạn sử dụng các biện pháp bảo mật nào cho các validator của mình?
AWS IAM + VPC + KMS + srcipt
- Bạn được cảnh báo thế nào khi validator gặp sự cố?
Khi validator gặp sự cố, chúng tôi sẽ nhận được tin nhắn cảnh báo SMS về điện thoại và tin nhắn qua Telegram 24/77.
- Validator bị phạt (jail) trong trường hợp nào?
Khi validator gặp sự cố như data center mất điện, validator xử lý 2 block trong cùng một thời điểm.
Stake vào validator có an toàn 100%?
Token của bạn vẫn nằm trong ví của bạn, validator không giữ bất cứ token nào của bạn, validator là nơi trung gian giúp kết nối tài sản của bạn với hệ thống blockchain.
Nhưng có một số trường hợp bạn sẽ bị mất tiền nếu validator gặp sự cố trong khi hoạt động, validator đó sẽ bị phạt trong một khoảng thời gian và bị burn (đốt) một lượng token của cả validator và delegator. Số token bị phạt tuỳ vào quy định của mỗi chain.
Casper | Cosmos | Sifchain | |
Min Signed per Window | – | Khi validator gặp sự cố, commit sign ít hơn 5% của 10,000 block window, validator đó sẽ bị jail. | Khi validator gặp sự cố, commit sign ít hơn 5% của 5,000 block window, validator đó sẽ bị jail. |
Downtime Jail Duration | – | 600s | 600s |
Slash Fraction Downtime | – | 0.01% tokens của cả validator + delegator sẽ bị phạt và đốt. | 0.01% tokens của cả validator + delegator sẽ bị phạt và đốt. |
Slash Fraction Double-sign | Bị kicked out khỏi active set 8-10 eras | 5% tokens của cả validator + delegator sẽ bị phạt và đốt. | 5% tokens của cả validator + delegator sẽ bị phạt và đốt. |
Multiple Double Sign Slashing | – | Nếu validator bị Double Sign nhiều lần sẽ bị tombstone, lúc đó validator sẽ bị jail vĩnh viễn và không thể re-join active set. Delegator mất 21 ngày để unbonding. | Nếu validator bị Double Sign nhiều lần sẽ bị tombstone, lúc đó validator sẽ bị jail vĩnh viễn và không thể re-join active set. Delegator mất 21 ngày để unbonding. |
Chú thích:
- Downtime: Khi validator offline và xử lý block ít hơn 5% số block trong 10,00 block window. Tình huống này dẫn đến mất 0,01% token không chỉ đối với validator mà còn cả với delegator. Ngoài ra, validator cũng không đạt được sự đồng thuận và không kiếm được block reward (phần thưởng khối) trong ít nhất 10 phút. Sau khi khắc phục sự cố, validator có thể tham gia lại hệ thống mạng lưới.
- Double-sign: Một validator xử lý hai block đồng thời. Double-sign có thể dẫn đến hậu quả tai hại hơn downtime ở trên. Nó có thể gây ra double-spend (chi tiêu gấp đôi). Việc thiết lập sai cơ sở hạ tầng của validator thường là trường hợp phổ biến nhất gây ra kiểu phạt nặng nề này. Trong trường hợp này, validator cùng với delegator bị phạt 5% tokens và validator mất quyền đề xuất block và kiếm phần thưởng. Tất cả những người ủy quyền vào validator này đều bước vào giai đoạn unbonding, kéo dài 21 ngày.
Việc hiểu cơ chế và quy định từng chain, làm cho validator và delegator giảm thiểu khả năng bị phạt và mất tiền. Điều đó cần đội ngũ IT vận hành có kinh nghiệm xử lý các sự cố ngoài mong muốn.
Hoàng Thế Đức (FB, Telegram) có hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc quản lý và phát triển sản phẩm crypto. Anh am hiểu chuyên sâu về học thuật, bảo mật mã hóa. Am hiểu chuyển sâu về dòng tiền thế giới dịch chuyển. Am hiểu chuyên sâu về tài chính và quy luật tiền tệ toàn cầu. Từng quản lý một xưởng đào crypto có doanh thu $10,000/ngày. Anh Hoàng Thế Đức đã tham gia cố vấn và xây dựng các validator từ những ngày đầu của xu hướng công nghệ này.
BN140 (Telegram) – là một software engineer có kinh nghiệm xây dựng và vận hành các web app, server, blockchain validator… Anh tham gia thị trường từ năm 2017, bắt đầu trải nghiệm thị trường là một trader, sau đó anh cảm thấy hào hứng với công nghệ blockchain và ứng dụng của blockchain trong sự dịch chuyển của thế giới công nghệ mới. Hiện tại, anh và team IT đang vận hành các validators của team TienThuatToan Capital.
Tham khảo thêm