Tổng quan
Cùng sự phát triển nở rộ của tiền điện tử trong thời kỳ uptrend với việc lấy blockchain làm nền tảng và đây cũng có thể là đồng tiền của tương lai thì các hình thức kêu gọi vốn hay những hình thức kiếm tiền liên quan đến thị trường này cũng ngày càng nhiều. Nhưng không ít trong số đó là những trường hợp lừa đảo (scam), đã lấy đi rất nhiều tiền từ nhà đầu tư. Hãy cùng team tienthuattoan tìm hiểu các hình thức lừa đảo phổ biến, để từ đó chúng ta có thể tránh mất tiền vào những hình thức scam này nhé.
Một số hình thức lừa đảo phổ biến hiện nay trên thị trường Crypto
Kêu gọi vốn đầu tư hoặc kinh doanh lừa đảo
Kêu gọi vốn đầu tư hoặc kinh doanh tiền điện tử lừa đảo (Investment or business opportunity scams) thường bắt đầu bằng những lời đề nghị đầu tư với lợi nhuận “béo bở”. Nhất là trong thời kì dịch bệnh và nền kinh tế khó khăn như hiện nay, rất nhiều nhà đầu tư mới (newbie) bước vào thị trường và mong muốn tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng sẽ thu hút bạn đến những trang web lừa đảo để tìm hiểu thêm về cơ hội. Khi đó, bạn được khuyến khích bắt đầu đầu tư và kiếm tiền nhanh chóng. Trang web thậm chí có thể có xác nhận của người nổi tiếng hoặc lời chứng thực bị giả mạo.
Nhưng khi bạn đã hoàn thành giao dịch, thì sẽ không nhận lại được lợi nhuận và ưu đãi như đã hứa. Đồng thời số tiền mà ban đầu bạn đầu tư vào không cánh mà bay.
Một số dấu hiệu nhận biết:
- Lời hứa với lợi nhuận cao một cách phi lý.
- Lời “đảm bảo” bạn sẽ giàu lên nhanh chóng trong mùa Covid-19.
Email tống tiền
Phương pháp tống tiền phổ biến nhất là những kẻ lừa đảo đe dọa người khác bằng việc tiết lộ thông tin của họ hoặc của doanh nghiệp. Những kẻ này chỉ dừng lại khi chúng nhận tiền chuộc từ nạn nhân. Với những loại hình tiền chuộc phổ biến đó là BTC, hoặc ETH và đôi khi khi cả ADA (khi những đồng này ngày càng giá trị).
- Ví dụ: Mới nhất trên cổng thông tin công an Nghệ An có đưa tin ngày 02.11.2021 vụ việc tống tiền nạn nhân và yêu cầu nạn nhân chuyển một số tiền bằng Bitcoin tương đương 25.000.000đ đến địa chỉ ví :
1PVnpPpGfnx46cz8w34rNjoH6CPEM4K9yh,114Ht6fQ25w4y5Mtc2QT8tLgGCa6rcvQnE mà đối tượng đã tạo, nếu không sẽ chia sẻ thông tin trên lên mạng Internet.
Các bạn có thể đọc thêm tin trên tại đây.
Các cách nhận biết và phòng tránh:
- Bước đầu tiên để tránh bị lừa đảo email là kiểm tra xem email có đến từ một địa chỉ rõ ràng hay không. Nếu nghi ngờ, bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với công ty trong thư để xác nhận email bạn nhận được là từ họ.
- Thứ hai, bạn có thể di chuột qua liên kết email (mà không cần nhấp vào) để kiểm tra xem các URL có lỗi chính tả, ký tự bất thường hoặc bất thường nào khác hay không.
- Ngay cả khi bạn không thấy các dấu hiệu nguy hiểm, bạn vẫn nên tránh nhấp vào các liên kết. Nếu bạn cần truy cập vào tài khoản của mình, bạn nên thực hiện việc đó thông qua các phương tiện khác, chẳng hạn như nhập URL theo cách thủ công hoặc sử dụng bookmark trang.
Giả mạo sàn giao dịch và app
Sàn giao dịch giả mạo là bản sao gian lận các sàn tiền điện tử hợp pháp như Binance, MEXC,…
Mỗi người chúng ta phải cẩn thận vì một số sàn giao dịch giả rất giống với bản gốc. Thoạt nhìn chúng có vẻ hợp pháp nhưng mục đích của chúng là đánh cắp tiền của bạn. Thường thì những hình thức gian lận này được trình bày dưới dạng ứng dụng cho thiết bị di động, các máy tính bàn, các web giả mạo với những lời chào gọi hấp dẫn như: tặng miễn phí tiền mã hóa, giá cả cạnh tranh, phí giao dịch cực thấp hoặc những quà tặng kèm khác,..
Các loại tiền điện tử khác nhau cũng có các ứng dụng khác nhau. Và tội phạm mạng có thể có kỹ năng sao chép chúng. Hơn 10.000 người đã tải xuống các ứng dụng tiền điện tử giả mạo. Sau khi người dùng tải xuống các ứng dụng giả mạo này, họ có thể bắt đầu gửi thanh toán trực tiếp cho những kẻ lừa đảo.
May mắn thay, có một số dấu hiệu mà bạn có thể nhận biết trước khi tải xuống ứng dụng tiền điện tử:
- Lỗi chính tả trong tên hoặc mô tả ứng dụng.
Các trang web sao chép sẽ sử dụng các chữ cái tương tự trong URL để làm cho nó trông giống như thật trong nháy mắt. Ví dụ: Sử dụng “m” thay vì “n”, “0” thay vì “o”, v.v.
- Thương hiệu không xác thực.
Tặng quà hay tặng token giả mạo
Đây là hình thức khiến bạn dễ mắc bẫy nếu tham lam vì lợi nhuận. Các đối tượng lừa đảo sẽ đánh vào lòng tham của bạn bằng việc hứa hẹn khi bạn chuyển tiền đến một địa chỉ Bitcoin mặc định trước, bạn sẽ nhận được nhiều Bitcoin hơn.
Và một số hình thức biến tướng khác là cho bạn chuyển ngoài BTC thì có các đồng khác như ETH, ADA,..đến địa chỉ ví và nhận lại nhiều hơn (có thể gấp đôi hoặc 0.5 lần giá trị ban đầu).
Những lời mời gọi hay link này sẽ dễ được tìm thấy trên các diễn đàn mạng xã hội như Facebook, Twitter,..bằng việc dựa vào và “ăn theo” những tin tức đang hot, đang trend hay các dự án tiềm năng đang nổi.
Cách nhận biết và phòng tránh:
- Để tránh hình thức lừa đảo tặng quà là không bao giờ tham gia vào bất kỳ loại quà tặng nào nếu trước đó bạn phải gửi đi bất cứ thứ gì có giá trị. Bởi vì quà tặng hợp pháp sẽ không bao giờ yêu cầu bất kỳ khoản tiền nào.
Lừa đảo trên mạng xã hội
Dù trong thời buổi công nghệ thông tin hiện nay, không phủ nhận vai trò giải trí và cung cấp cho bạn lượng thông tin nhanh chóng của mạng xã hội. Nhưng các trò gian lận tiền điện tử trên mạng xã hội cũng nhiều không kém. Thông thường, các kẻ lừa đảo thông qua một bài đăng hoặc quảng cáo trên mạng xã hội yêu cầu thanh toán bằng tiền điện tử. Bạn thậm chí có thể thấy những người dùng khác phản hồi bài đăng hoặc share. Trên thực tế, đây có thể là những con Bot hoặc tin nhắn từ một người có tài khoản đã bị tấn công.
Mặt khác, những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội dùng sức ảnh hưởng của mình để giới thiệu một loại tiền điện tử mới và khuyến khích người dùng đăng ký hoặc gửi cho họ các khoản thanh toán để họ giúp nhân lên lợi nhuận một cách nhanh chóng. Điều này đôi khi có thể dẫn đến việc những người này và bọn lừa đảo sẽ bỏ túi riêng một số tiền khổng lồ, trong khi tài sản của bạn “bốc hơi không rõ lý do”.
Dấu hiệu nhận biết
- Một người dùng mạng xã hội đang yêu cầu bạn trả tiền cho thứ gì đó bằng tiền điện tử, mà nội dung giao dịch không rõ ràng.
- Quảng cáo hoặc bài đăng có nhiều nhận xét nhiệt tình.
Phần mềm độc hại và mã độc
Phần mềm độc hại và mã độc ngày càng tinh vi và phát triển theo xu hướng của thời buổi công nghệ, chúng âm thầm lấy cắp dữ liệu, phá hoại máy tính và hệ thống phần mềm. Đặc biệt là âm thầm lấy đi tiền trong tài khoản hoặc ví điện tử mà bạn không hề hay biết. Phần mềm độc hại này sẽ chiếm đoạt dữ liệu từ khay nhớ tạm của bạn và nếu không cẩn thận, bạn sẽ gửi tiền trực tiếp cho những kẻ lừa đảo.
Ví dụ:
- Giả sử bạn muốn gửi một thanh toán bằng BTC hoặc ETH cho bạn của mình. Thông thường người bạn kia sẽ gửi cho bạn một địa chỉ ví. Khi bạn tiến hành copy và paste mà máy tính của bạn đã bị nhiễm phần mềm độc hại thì địa chỉ ví sẽ bị thay đổi. Đồng nghĩa là bạn sẽ chuyển tiền cho kẻ lừa đảo.
Để tránh kiểu lừa đảo này, bạn cần phải rất cẩn thận với bảo mật máy tính của mình. Hãy cảnh giác với các link hoặc email đáng ngờ có thể chứa các tệp đính kèm bị nhiễm virus hoặc chứa các liên kết nguy hiểm. Hãy chú ý đến các trang web mà bạn truy cập và phần mềm bạn cài đặt trên thiết bị của mình. Bạn cũng nên xem xét cài đặt phần mềm chống virus và quét các mối đe dọa thường xuyên. Điều quan trọng là luôn cập nhật hệ điều hành của thiết bị.
Mô hình Ponzi
Mô hình ponzi là mô hình khá quen thuộc khi nhắc đến, và hầu như các bạn đã từng nghe đó chính là chiêu trò đa cấp như ở Việt Nam chúng ta. Đơn giản, những kẻ lừa đảo sẽ lấy tiền của nhà đầu tư mới để trả cho các nhà đầu tư cũ. Khi không còn dụ dỗ được người khác tham gia nữa thì cuộc chơi kết thúc và bạn sẽ mất trắng tiền.
Ví dụ
- Dự án OneCoin là điển hình cho kiểu lừa đảo tiền mã hóa bằng hình thức Ponzi này.
- Mô hình Ponzi khét tiếng nhất trong lịch sử tiền điện tử là Bitconnect. Đáng ngạc nhiên, nó đã duy trì hoạt động trong một năm, cho đến khi họ thực hiện vụ exit scam lớn nhất cho đến nay. Vào thời điểm sụp đổ, vốn hóa thị trường của Bitconnect là khoảng 2 tỷ đô la và giá của đồng token là khoảng 320 đô la. Trong vòng chưa đầy 24 giờ, nó giảm mạnh xuống còn 6 đô la và vốn hóa thị trường giảm xuống còn 40 triệu đô la.
Ngoài ra các bạn có thể xem tham khảo các dự án ponzi khác tại: Ponzi
Giả mạo các quỹ đầu tư và các team support
Đây là một trong những hình thức lừa đảo đáng cảnh giác. Khi ngày càng có nhiều team hay nhiều dự án tiềm năng và thu hút được nhiều nhà đầu tư. Việc kẻ gian lợi dụng danh tiếng và tự xưng thành viên của đội nhóm nổi tiếng trên twitter, facebook hoặc các mạng xã hội khác, để kêu gọi các bạn rót tiền tham gia dự án hay đầu tư. Đồng thời sẽ yêu cầu các bạn cung cấp những thông tin liên quan đến bảo mật, nhất là khóa cá nhân hoặc gửi tiền vào dự án.
Tổng kết
Mặc dù công nghệ blockchain có bản chất rất an toàn và nhiều loại tiền điện tử ra đời trên nền tảng đó nhưng các trò gian lận tiền điện tử vẫn xảy ra. Kết quả là có nhiều nhà đầu tư đã từng mất tiền vì điều này. Tệ hơn nữa, tiền điện tử không hoàn toàn do chính phủ quản lý và hầu hết các giao dịch tiền điện tử không thể hoàn nguyên. Một khi số tiền của bạn nằm trong tay kẻ lừa đảo, bạn hầu như sẽ không có cơ hội lấy lại được. Tránh lừa đảo tiền điện tử ngay từ đầu là cách bảo vệ tốt nhất của bạn trước tình huống xấu nhất.
Trên đây là một số hình thức mà mình biết và chia sẻ với các bạn. Mong mọi người cùng team share thông tin đến nhiều nhà đầu tư khác nữa, để không một ai sẽ là con mồi của bọn lừa đảo trên thị trường này.