Hi chào tất cả các bạn đến với channel Tienthuattoan của Team, hôm nay Đức xin chia sẻ 1 video khoảng 45 phút để mô phổng về cách mà Thế Giới toàn cầu vận hành như thế nào? Đây là video được tóm tắt video của Tỷ Phú Ray Dalio mang tựa đề là “The Changing World Order” và bổ sung thêm 1 số ý kiến cá nhân Đức phiên bản tiếng Việt Nam. Video này nhằm giúp bạn và các bạn biết và hiểu đúng về cách mà Thế Giới vận hành và một vài nguyên tắc đối phó với nó là giúp bạn nhận ra chúng ra đang ở đâu và những thách thức mà chúng ta đối mặt. Đồng thời đưa ra những quyết định đúng đắn và khôn ngoan cần thiết để vượt qua những thời điểm này một cách tốt đẹp nhất trong đầu tư, kinh doanh, …Nếu bạn thấy video ý nghĩa hãy lan tỏa nó bằng việc nhấn like video, chia sẻ video để nhiều người Việt Nam biết hơn. Hãy cùng bắt đầu xem video nào?
Sự thay đổi của trật tự Thế Giới trong tương lai sẽ hoàn toàn khác với những thay đổi mà chúng ta trải qua trong cuộc đời.
Mặc dù quá trình này đã lặp đi lặp lại như nhiều lần trước đó, sao tôi lại biết được ư? Bởi vì chúng luôn luôn như vậy.
Suốt khoản 50 năm đầu tư và nghiên cứu và kinh tế vỹ mô toàn cầu, tôi đã gặp những sự kiện khiến bản thân tôi ngỡ ngàng. Bởi tôi chưa từng nếm trải qua. Những bất ngờ kinh hoàn ấy khiến tôi phải nghiên cứu lại lịch sử 500 năm qua để tìm hiểu các tình huống tương tự. Thực sự chúng đã xảy ra nhiều lần kèm theo sự thăng trầm của nhiều đế chế Hà Lan- Anh-Mỹ, … Và mỗi lần xảy ra thì trật tự Thế Giới lại thay đổi.
Nghiên cứu này dạy tôi nhiều bài học quý giá mà ngay sau đây tôi sẽ truyền đạt lại cho các bạn một cách chắc lọc hơn hoặc có thể tìm thấy đầy đủ hơn trong quyển sách của tôi mang tên “Các nguyên tác ứng phó trước trật tự Thế Giới thay đổi”
Để tôi bắt đầu với một câu chuyện đã đưa tôi đến với cột mốc này. Cách tôi dự báo tương lai nhờ việc nhìn lại quá khứ.
Năm 1971 khi mà tôi một nhân viên trẻ của sàn giao dịch chứng khoán New York, nước mỹ đã hết tiền và vỡ nợ. Đúng vậy đó nước Mỹ đang hết tiền.
Vào thời gian đó Vàng là tiền thật, là ngoại tệ được sử dụng trong các giao dịch giữa các quốc gia.
Tiền giấy dạng như đô la cũng giống “sec” không có giá trị ngoài việc nó có thể quy đổi ra vàng. Lúc bấy giờ nước mỹ đã chi nhiều hơn tiền thu về, họ in tiền giấy đô la nhiều hơn số vàng họ có. Khi người dân đem đô la đến ngân hàng đổi vàng, nguồn vàng bắt đầu cạn kiệt.
Rõ ràng là nước mỹ chẳng giữ được lời hứa cho số tiền giấy đang hiện hữu ở ngoài thị trường. Vì vậy nhưng ai đang sở hữu đồng đô la nhanh chóng đổi ra thành vàng trước khi còn có thể.
Nhận thấy nước Mỹ sắp hết tiền thật. Tối chủ nhật ngày 15 tháng 8 năm 1971 tổng thống Nixson trên truyền hình đã thông cáo cho toàn Thế Giới biết rằng nước Mỹ sẽ thất hứa trong việc cho phép mọi người đổi tiền đô la về vàng.
Nhưng ông ấy không nói toạc ra là nước mỹ vỡ nợ, nhưng ông ấy nói kiểu ngoại giao hơn để không trưng bày cho thiên hạ thấy rằng nước mỹ đang bể nợ.
“Sức mạnh tiền tệ quốc gia dựa trên sức mạnh của nền kinh tế của chính quốc gia đó, nền kinh tế Mỹ cho đến nay vẫn là mạnh nhất Thế Giới, Tôi đã chỉ đạo cho bộ trưởng ngân khố thực hiện các hành động cần thiết để bảo vệ đồng đô la trước những kẻ đầu cơ, Tôi đã Chỉ đạo bộ trưởng Connally ngừng đổi các đồng đô lấy vàng và các tài sản dự trữ khác”. Ngoại trừ số lượng và các điều kiện là xác định vì lợi ích và sự ổn định tiền tệ và vì lợi ích tốt nhất cho Hoa Kỳ.
Tôi xem mà mắt chữ a mồm chữ o, … rồi chợt nhận ra thứ tiền mà chúng tôi nắm trả có giá trị gì nữa, thật là kinh khủng
Tôi đoán chắc hôm sau thị trường chứng khoán sẽ lao dốc nên tôi lên sàn giao dịch sớm để chuẩn bị. Khi tiếng chuông báo vang lên hỗn loạn bùng nổ nhưng không phải kiểu giống như tôi đã nghĩ, thị trường cứ thế tăng, rồi lại tăng tới tận 25%. Điều làm tôi té ngửa bởi vì tôi chưa từng trải qua việc phá giá tiện tệ bao giờ.
Khi đào sâu vào lịch sử tôi phát hiện ra rằng sự việc tương tự đã xảy ra vào năm 1933 và cũng cho ra hiệu ứng y hệt như thế. Phía đồng đô cũng liên kết với vàng (bản vị vàng), nước mỹ cũng cạn vàng bởi tiền giấy thì nhiều còn trữ lượng vàng quỹ đổi không đủ.
Tổng thống Roosevelt nói trên sóng Radio rằng ông sẽ phá vỡ lời hứa trong việc quy đổi tiền và vàng.
“Đó là lúc tôi có một tuyên bố, ngày lễ trong ngân hàng được thành lập và đây là bước đầu tiên cho việc tái thiết chính phủ đối với cơ cấu kinh tế và tài chính của nước ta. Bước thứ 2 quốc hội đã kịp thông qua đạo luật trên tinh thần yêu nước, xác nhận tuyên bố và mở rộng quyền hạn của tôi để mọi việc được khả thi. Do yêu cầu về thời gian để kéo dài kỳ nghỉ lễ và dỡ bỏ dần lệnh cấm trong những ngày tới. Đạo luật này cũng có thẫm quyền để phát triển”
Trong cả 2 trường hợp việc phá vỡ mối liên kết giữa vàng và tiền. Rồi nước mỹ chi ra nhiều hơn thu, đơn giản chỉ cần in tiền nhiều hơn thôi. Khi tiền tăng nhưng đất nước chẳng giàu lên thì giá trị của đồng tiền sẽ rớt, những đồng tiền mới được ra ngoài thị tường mà không có sự gia tăng tương ứng về năng suất thì người dân sẽ đổ xô đi mua chứng khoán, vàng và các hàng hóa khác và vì thế nên giá của chúng tăng.
Càng nghiên cứu lịch sử tôi càng bắt gặp những sự kiện tương tự xảy ra như 1960 1850, 1650 rất nhiều lần. Tôi thấy từ xa xưa khi nguồn chi lớn hơn nguồn thu thuế ở nhiều nhà nước, tình trạng trở nên tồi tệ, khi họ hết tiền thì họ cần thêm và cứ thế là họ cứ in nhiều, nhiều hơn nữa khiến giá trị đồng tiền giảm đi, còn giá trị các thứ khác kể cả chứng khoán, vàng và các hàng hóa tăng lên.
Đó chính là lúc tôi học được nguyên tắc đầu tiên, là khi ngân hàng nhà nước in ra rất nhiều tiền để làm dịu cuộc khủng hoảng thì hãy mua chứng khoán, vàng và các loại hàng hóa thay thế bởi vì giá trị của chúng sẽ tăng và tiền thị bị phá giá.
Việc in tiền như thế này cũng từng xảy ra vào năm 2008 để làm dịu đi cuộc khủng hoảng của nợ thế chấp và vào năm 2020 để tháo gỡ khủng hoản kinh tế do đại dịch gây ra và chắc chắn còn xảy ra nhiều trong tương lai nữa.
- Nên tôi khuyến nghị các bạn nên nhớ nguyên tắc này trong đầu, những kinh nghiệm này giúp tôi biết thêm 1 nguyên tắc nữa đó là để hiểu những gì sắp xảy ra hãy nhìn lại quá khứ để hiểu những gì đã xảy ra.
Nguyên tắc này đưa tôi tìm hiểu kỷ nguyên bong bóng bủng nổ cũng những năm 20 biến thành những cuộc suy thoái 1930. Điều này đã cho tôi những bài học và cho phép tôi dự đoán và kiếm lợi nhuận trong bóng bóng 2007 và biến thành vụ vỡ nợ 2008.
Tất cả những trải nghiệm này khiến tôi phát triển một thôi thúc gần như bản năng là nhìn vào quá khứ để tìm những tình huống tương tự, nhằm mục đích xử lý tốt trong tương lai.
TRẬT TỰ SỬA ĐỔI ”CHANGING ORDER”
Vài năm về trước có vài điều chưa từng xảy ra trong đời đã thôi thúc tôi thực hiện nghiên cứu này.
Thứ nhất: Các quốc gia không có đủ tiền để trả nợ kể cả khi lãi suất hạn xuống =0
Để làm việc này thì ngân hàng trung ương bắt đầu in nhiều tiền hơn
Thứ 2: Xung đột nội bộ mạnh mẻ
Xuất hiện do gia tăng chênh lệch giữa của cải và cả tài sản giá trị điều này thể hiện trong chủ nghĩa dân túy và sự phân cực giữa cánh tả và cánh hữu. Một bên muốn phân chia lại của cải và một bên muốn bảo vệ quyền lợi của những người nắm giữ của cải.
Thứ ba: Gia tăng xung đột bên ngoài
Giữa cường quốc mới nổi và đế chế lâu năm như hiện tại chính là Trung Quốc và Mỹ
Tôi đã nhìn lại và thấy rằng tất cả những điều này đã xảy ra đồng thời với nhau rất nhiều lần trước đó và dần như luôn dẫn tới thay đổi trật tự ở cả nội địa lẫn Thế Giới. Lần xảy ra gần đây nhất là khoảng 1930-1954
Thế thực chất trật tự là gì? chắc bạn phải thắc mắc. Đó là một hệ thống quản lý được mọi người giao dịch với nhau.
Các trật tự nội bộ thường được thường được quy định ở hiến pháp để quản lý trong các quốc gia và có một trật tự Thế Giới được quản lý giữa các quốc gia với nhau thường quy định trong các hiệp ước.
Trật tự nội bộ thường thay đổi vào những thời điểm khác với trật tự của Thế Giới.
Nhưng điểm chung là chúng thường thay đổi sau chiến tranh có thể là nội bộ hay chiến tranh giữa các quốc gia. Chúng xảy ra khi các lực lượng cách mạng mới đánh bại nhưng trật tự cũ đã trở nên suy yếu. Ví dụ trật tự của Mỹ đã được đặt ra trong hiến pháp 1789, sau cuộc cách mạng thuộc địa vẫn có hiệu lực cho đến ngày nay kể cả sau nội chiến tại Mỹ. Nước Nga đã thoát khỏi trật tự cũ và hình thành trật tự mới bằng cuộc cách mạng tháng 10 Nga nổ ra vào 1917 và kết thúc năm 1991 bằng cuộc đảo chính Xô Viêt đẫm máu.
Trung quốc bắt đầu một trật tự hiện tại vào những năm 1949 khi đảng cộng sản giành chiến thắng trong cuộc nội chiến.
Bạn hiểu rồi đấy trật tự Thế Giới hiện tại thường được biết đến là trật tự Thế Giới Mỹ thanh lập sau chiến thắng của quân đồng minh sau chiến tranh Thế Giới thứ 2. Mỹ trở thành cường quốc quyền lực nhất Thế Giới. Trật tự Thế Giới được đặt ra trong các hiệp định, hiệp ước về cách thức hoạt động của hệ thống chính trị toàn cầu và hệ thống thanh toán tiền tệ.
Năm 1944 thỏa luận Bretton Woods thỏa thuận hệ thống tiền tệ Thế Giới mới, xác định đồng đô mỹ là đồng tiền dự trữ hàng đầu Thế Giới. Tiền dữ trữ thường là tiền được chấp nhận ở khắp các quốc gia trên Thế Giới.
Sở hữu nó là yếu tố then chốt để 1 quốc gia trở thành một đế chế giàu có là hùng mạnh nhất. Với một quyền lực thống trị mới và hệ thống tiền tệ được thiết lập => Một trật tự Thế Giới mới bắt đầu. Những thay đổi này diễn ra trong một chu kỳ vượt thời gian và mang tính phổ quát tôi gọi là chu kỳ lớn.
Tôi sẽ bắt đầu bằng một cái nhìn tổng quan sau đó cung cấp cho bạn một phiên bản hoàn chỉnh hơn và hướng bạn đến quyển sách của tôi nếu bạn muốn biết thêm.
Như tôi đã nghiên cứu về 10 đế chế mạnh nhất trong 500 năm qua 1500-2000 và 3 đồng tiền dữ trữ gần nhất. Lịch sử đưa tôi đến sự trội dậy và suy tàn của đế quốc Hà Lan và đồng tiền dự trữ của Hà lan “Dutch Guilder”. Đế quốc Anh với đồng bản Anh. Sự trổi dậy và sớm suy tàn của đế quốc mỹ và sự suy tàn rồi bùng nổ của Trung Quốc cùng với tiền tệ của nó. Theo đó là sự trỗi dậy và suy tàn của đế chế Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản, Nga và Ottoman. Cùng với những xung đột đáng kể được thống kê trong bảng biểu này đây.
Để hiểu hơn về mẫu biểu đồ Trung Quốc tôi cũng nghiên cứu qua các sự trồi sụt các triều đại và tiền tệ của họ những năm 600. Bởi vì nhìn cũng lúc vào những đường biểu diễn này sẽ rối nên tôi sẽ tập trung vào 4 nước quan trọng là Hà Lan, Anh, Mỹ và Trung Quốc. Bạn sẽ nhanh chóng nhận được ra mẫu hiểu đồ. Giờ thì đơn giản hóa đi một chút như bạn thấy đấy chúng diễn ra theo các chu kỳ chồng chéo kéo dài khoảng 250 năm và các đoạn chuyển giao rơi vào 10 đến 20 năm.
Thông thường 2 chuyển giao này là thời kỳ xảy ra xunh đột mạnh mẻ bởi các thế lực hàng đầu sẽ không suy giảm nếu không có một cuộc chiến xảy ra. Vậy làm sao để tôi đo lường sức mạnh của một đế chế, trong nghiên cứu này tôi sử dụng 8 chỉ số, thước đo tầng sức mạnh của mỗi quốc gia được tính bằng cách lấy trung bình cộng của chúng:
- Giáo dục
- Phát minh
- Phát triển công nghệ
- Khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế
- Sản lượng kinh tế
- Thị phần thương mại Thế Giới
- Sức mạnh quân sự
- Sức mạnh trung tầm tài chính của họ đối với thị trường vốn và sức mạnh đồng tiền lưu hành như một loại tiền tệ dữ trữ
Do những chỉ số này có thể đo lường được nên chúng ta có thể nhìn ra độ mạnh của mỗi quốc gia như thế nào? Ở thời điểm hiện tại, quá khứ có chăng chúng phát triển hay suy yếu bằng cách kiểm tra trình từ tự từ nhiều quốc gia. Chúng ta thấy được một chu kỳ điển hình xảy ra như thế nào? Vì những đường kẻ loằng ngoằng có thể gây ra nhầm lẫn nên chúng ta đơn giản hóa đi một chút để tập trung vào đường biểu thị quan hệ nguyên nhân và kết quả. Thúc đẩy sự trổi dậy và suy tàn của một quốc gia tiêu biểu.
Có thể thấy một nền giáo dục tốt thường dẫn đến sự gia tăng đổi mới và phát triển công nghệ, kéo theo cả việc thiết lập tiền tệ như một loại tiền dữ trữ. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ thấy được những lực lượng này sau đó suy giảm theo một trật tự giống nhau, cũng cố sự suy giảm của nhau. Bây giờ hãy nhìn vào chuỗi sự kiện điển hình tiếp diễn trong một quốc gia tạo ra sự tăng trưởng này.
Nói tóm lại chu kỳ lớn thường bắt đầu sau một xung đột lớn như chiến tranh chẳng hạn, lập nên kẻ dẫn đầu mới và trật tự Thế Giới mới.
Vì chẳng ai muốn thách thức với một thế lực này nên từ ấy một giai đoạn bình yên và thịnh vượng diễn ra.
Khi mọi người quen với sự hòa bình, phồn thịnh này rồi họ sẽ càng mong điều ấy tiếp diễn rồi họ mượn thêm tiền để duy trì nó và cuối cùng dẫn tới bong bóng tài chính.
Thị phần thương mại của quốc gia đó tăng lên, các giao dịch được tiến hành bằng hầu hết loại tiền tệ của nước ấy thì nó sẽ trở thành tiền dữ trữ dẫn đến việc vay mượn nhiều hơn. Cùng với đó người giàu thêm, phân phối của cải không đồng đều dẫn đến khoảng cách giàu nghèo gia tăng. Giữa một bên giàu thì có tất cả và bên nghèo thì không có gì. Cuối cùng bong bóng tài chính nổ dẫn tới việc in nhiều tiền hơn và gia tăng xung đột nội bộ giữa ngươi giàu và người nghèo.
Từ đây nhiều loại hình cách mạng nổ ra nhằm phân chia lại tài sản điều này có thể xảy ra trong thầm lặng hoặc biến thành một cuộc nội chiến. Trong khi quốc gia ấy vật lộn với xung đột bên trong thì sức mạnh của nó sẽ giảm dần so với các cường quốc đối thủ khác đang trên đà phát triển.
Khi một thế lực mới phát triển đủ mạnh cạnh tranh với kẻ thống trị đang bị suy sụp nội bộ thì sẽ xảy ra xung đột bên ngoài thường là chiến tranh.
Sau những trận đánh từ trong ra ngoài thì người thắng và kẻ thua mới dần lộ diện. Rồi những người thắng sẽ cùng nhau thiết lập nên một trật tự mới và chu kỳ lại bắt đầu lần nữa.
Nhìn lại quá khứ tôi thấy những mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả thúc đẩy các chu kỳ tăng giảm. Ngược trở về đế chế La Mã tôi biết được những câu chuyện từng chu kỳ kết hợp với nhau như thế nào? trước trong và sau đó giống như cách mà mỗi câu chuyện riêng lẻ hòa cùng nhiêu câu chuyện khác tạo nên sử thi 500 năm của chúng ta và giống như vòng đời của con người không có cái nào giống hệt cái nào nhưng tương tự nhau thì có.
Chúng được thúc đẩy bởi các mối quan hệ nhân quả hợp lý. Tiến triển qua các giai đoạn từ khi sinh ra, phát triển và trưởng thành rồi suy giảm và dần dần suy yếu. Tuy nhiên điều này cũng như việc nói rằng vòng đời trung bình của 1 con người là 80 năm mà không nhận ra rằng nhiều người có vòng đời ngắn hơn và một số thì lại dài hơn. Trong khi tuổi tác là một chỉ số của tuổi thọ của họ trong tương lai thì tốt hơn ta nên nhìn vào các chỉ số sức khỏe.
Tương tự người ta có thể làm thế với các quốc gia và các dấu hiệu quang trọng của chúng.
Tôi phát hiện ra rằng bằng cách theo dõi các chỉ số thay đổi sức mạnh, có thể nắm được quốc gia ấy đang ở giai đoạn nào? Và dự đoán những gì có thể xảy ra tiếp theo.
Bây giờ tôi sẽ đi vào chi tiết hơn hãy cho tôi 20 phút và tôi sẽ đưa bạn qua lịch sử 500 năm qua và chỉ cho bạn những mô hình tương tự như các đế quốc Hà Lan, Anh, Mỹ và Trung Quốc
500 NĂM CỦA CHU KỲ LỚN
Tôi sẽ mô tả chu kỳ điển hình bằng cách chia làm 3 giai đoạn:
Trỗi dậy “the rise”
Đỉnh cao “the top”
Thoái trào “the decline”
Sự trỗi dậy “the rise”
Một trật tự mới thành công sẽ trỗi dậy dù là trong nước hay ngoài nước thì cũng được tạo ra bởi những nhà lãnh đạo cách mạng đầy quyền năng đã làm 4 điều sau:
1. Họ giành được quyền lực, bằng cách giành được nhiều sự ủng hộ từ phe đối lập.
2. Họ cũng cố quyền lực bằng làm suy yếu hoặc loại bỏ phé đối lập để không ai cả đường họ
3.Họ thiết lập các hệ thống và thể chế giúp đất nước vận hành tốt
4. Họ chọn những người kế nhiệm giỏi hoặc tạo ra một hệ thống để làm điều đó
Một đế quốc vỹ đại cần có nhiều lãnh tụ vỹ đại qua nhiều thế hệ.
Trong giai đoạn này ngay sau khi thắng cuộc thường thì một thời kỳ hòa bình và phát triển phồn thịnh sẽ diễn ra, người dẫn đầu thường là chiếm ưu thế và được ủng họ rộng rãi cho nên không ai muốn gây sự hết. Trong suốt thời kỳ này những lãnh đạo trong nước phải thiết kế ra một hệ thống vượt trội để phát triển phú quý và quyền lực cho đất nước mình.
Thứ đầu tiên để trở nên vỹ đại là phải có 1 nền giáo dục vững mạnh, chỉ dạy kiến thức và kỹ năng là chưa đủ mà còn cả cá tính mạnh mẻ, lễ độ và đạo đức nghề nghiệp, … Những thứ này thường đường trau dồi trong gia đình, trường học và các tổ chức tôn giáo.
Điều này khiến con người ta tôn trọng các quy tắc và pháp luật, trật tự trong xã hội, giảm thiểu tham nhũng, gắn kết mọi người vì một mục đích chung là làm việc với nhau thật thoải mái. Khi họ làm vậy sẽ càng ngày càng thay đổi từ chỗ sản xuất hàng hóa cơ bản sang sang chế và phát minh ra những công nghệ mới.
Chẳn hạn người Hà Lan đã đánh bại đế chế Habsburg và trở thành người có trình độ xuất chúng.
Họ trở nên sang tạo đến mức họ nghĩ ra ¼ tất cả các phát minh trên Thế Giới. Điều quan trọng nhất là việc phát minh ra những con tàu có thể đi vòng quanh Thế Giới để thu về những của cải lớn.
Phát minh ra chủ nghĩa tư bản như chúng ta biết ngày nay để tài trợ cho những chuyến đi đó, họ giống như các đế chế hàng đầu, đã nâng cao tư duy của mình bằng cách mở mang đầu óc ra khắp Thế Giới. Kết quả là dân chúng làm việc năng suất hơn và cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu điều này thể hiện ở sản lượng kinh tế ngày càng tăng cùng thị phần thương mại ngày càng lớn của họ. Họ có thể thấy rằng điều này cũng đang xảy ra khi Mỹ và Trung Quốc gần như tương đương nhau về sản lượng kinh tế và thị phần phần thương mại.
Khi các quốc gia giao dịch toàn cầu nhiều hơn buộc phải bảo vệ các mạng lưới thương mại và lợi ích từ nước ngoài tránh khỏi sự tấn công cho nên họ tăng cường các sức mạnh quân sự nếu làm tốt vòng luân chuyển hiệu quả này sẽ đưa đến sự tăng trưởng thu nhập mạnh mẽ. Có thể sử dụng để đầu tư cho giáo dục, cơ sở hạ tầng và nghiên cứu phát triển.
Họ cũng phát triển hệ thống để khuyến khích và trao quyền cho những ai có khả năng tạo ra hoặc kiếm được của cải. Trong những trường hợp này các quốc gia đã sử dụng cách tiếp cận tư bản để sản sinh ra các doanh nhân thành đạt.
Thậm chí cả Trung Quốc được vận hành bởi đảng cộng sản Trung Hoa những cũng sử dụng một hình thức của cách tiếp cận tư bản. Đặng Tiểu Bình khi được hỏi về vấn đề này ông nói mèo trắng hay mèo đen cũng như nhau miễn bắt được chuột là giỏi và làm giàu là vinh quang.
Để làm điều này thật tốt họ cần phát triển thị trường vốn hóa, điều quan trọng nhất là thị trường cho vay trái phiếu và cổ phiếu cho phép mọi người chuyển các khoản tiết kiệm thành đầu tư để tài trợ sáng chế và khám phá đồng thời chia sẻ sự thành công từ những người làm nên điều vỹ đại.
Người Hà Lan đã tạo ra công ty niêm yết công khai đầu tiên trên Thế Giới.
Công ty đông ấn Hà Lan có cả thị trường chứng khoán để gọi vốn cho nó nữa.
Nó là những phần không thể thiếu trong hệ thống sản sinh ra của cải và quyền lực khổng lồ. Theo một lẻ tự nhiên cường quốc vỹ đại nhất phát triển trung tâm tài chính hàng đầu Thế Giới để thu hút và phân phối vốn toàn cầu. Amsterdam từng là trung tâm tài chính toàn cầu khi Hà Lan còn thịnh thế.
Khi người Anh làm bá chủ thì đó là Luân Đôn, giờ thì là New York và Trung Quốc cũng đang nhanh chóng phát triển những trung tâm tài chính của mình. Quan trọng nhất ở đây là các nhà tư bản (Capitalist), chính phủ và quân đội phải hợp tác chặt chẻ với nhau.
Các thế lực ở Hà Lan không chỉ mà họ là một. Công ty đông Ấn Hà Lan đã được chính phủ cấp độc quyền thương mại và có chế tài quân sự chính thức riêng để vươn ra thị trường Thế Giới kiếm tiền kiếm của cải.
Người Anh cũng theo đó lập ra công ty đông ấn Anh cũng có sự phối hợp hoạt động tương tự của chính phủ, thương gia và quân đội.
Tổ hợp quân sự của Mỹ cũng làm theo đó và hệ thống Trung Quốc này ngày cũng vậy.
Khi quốc gia ấy trở thành cường quốc thương mại lớn nhất Thế Giới thì giao dịch của nó có thể thanh toán bằng đồng nội tệ, khi nó trở thành phương tiện trao đổi quốc tế được ưa chuộng và vì loại tiền đó được chấp nhận trong phạm vi rộng và được sử dụng thường xuyên nên người người nhà nhà muốn trữ lại biến nó thành kho ưu tiên lưu trữ của cải và đương nhiên đồng tiền ấy cũng thành đồng dự trữ hàng đầu Thế Giới.
Đồng Guilder là đồng dự trữ chính toàn cầu khi Hà Lan còn giữ đứng đầu thương mại, người Anh nắm giữ lúc đó chuyển sang Bảng Anh, cho đến hiện tại thì đồng đô la Mỹ là mạnh nhất, dĩ nhiên đòng nhân dân tệ ngày càng được sử dụng nhiều với vai trò là một đồng tiền dự trữ. Sở hữu được đồng dự trữ đó khiến quốc gia đó mượn được nhiều hơn các đất nước khác.
Lợi thế nhiều lắm đó thử mà nghĩ xem toàn cầu ai ai cũng muốn giữ lại đồng tiền đó vì thế họ cho quốc gia ấy vay tiền của họ
Những nước không có đồng dự trữ thì làm gì có điều đó và khi quốc gia ấy cạn kiệt đồng nội tệ. Còn nhớ vụ năm 1933 và 1971 Tại Mỹ không? Thì họ lúc nào cũng có thể in ra nhiều tiền hơn, chính việc sở hữu đồng dữ trữ ban cho quốc gia đó quyền năng này. Vì vậy họ vay mượn nhiều hơn và gợi nguồn một bong bóng tài chính.
Chuỗi các mối quan hệ nhân quả này tạo ra quan hệ tương hỗ quyền lực tài chính, chính trị và quân sự được cũng cố bằng việc vay mượn đồng dự trữ đã đồng hành cùng với nhau từ khi lịch sử bắt đầu ghi chép lại.
Tất cả các đế chế trở nên hùng mạnh nhất trên Thế Giới đều đang đi theo con đường này => để đi đến đỉnh cao.
Đỉnh cao “the top”
Khi đang trong thời kỳ đỉnh cao hầu hết các điểm mạnh được duy trì gắn với sự thành quả của sự thành công trước đó nhưng lại là mầm móng của sự suy tàn.
Theo quy luật người dân ở các quốc gia giàu có và quyền lực đang kiếm được nhiều tiền hơn khiến họ trở nên đắc giá hơn và kém cạnh tranh hơn so với các quốc gia khác.
Những người sẵn sàng làm việc với mức lương thấp hơn đồng thời ở các nơi sẽ tự nhiên bắt chước phương pháp cũng như công nghệ của quốc gia dẫn đầu.
Tiếp tục làm giảm khả năng cạnh tranh của họ ví dụ thợ đóng tàu của Anh Lương thấp hơn thợ đóng tàu ở Hà Lan thế nên họ thuê kỹ sư người Hà Lan để thiết kế con tàu xịn hơn xây dựng thì chọn thợ người anh cho rẻ. Giá cả đương nhiên cạnh tranh hơn từ đó Anh cứ tăng trưởng còn Hà Lan thì suy giảm.
Hơn nữa khi người ta trở nên giàu có thường có xu hướng làm việc ít đi, thích hưởng thụ, theo đuổi những thứ xa hoa và phù phiếm trong cuộc sống và đến bờ vực trở nên suy đồi.
Giá trị thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác trong suốt quá trình từ phát triển cho đến đỉnh cao, từ những người đấu tranh để giành được tiền, quyền sang con cháu thừa kế sẵn, họ kém thiện chiến và chiềm đắm trong nhung lụa và quen với cuộc sống dễ dàng nên họ càng dễ bị tổn thương trước các thử thách.
Thời kỳ hoàng kim của đế quốc Hà Lan và thời kỳ Victoria của Vương Quốc Anh là những thời kỳ đỉnh cao như thế.
Một khi thuận buồm xuôi gió con người ta càng hy vọng con đường tươi đẹp này ngày càng tiếp diễn. Họ mượn thêm tiền để đặt cược vào điều ấy thì bong bóng tài chính ngày một to lên.
Lẽ tự nhiên khi lợi nhuận không đồng đều thì chênh lệch giàu nghèo càng tăng lên, khoảng cách này sẽ tự cũng cố vì người giàu sử dụng quyền lực dồi dào hơn để tăng cường địa vị của họ. Chẳng hạn như giành nhiều đặc quyền hơn cho con cái trong giáo dục.
Họ tác động và hệ thống chính trị để thu về lợi ích cho mình. Đây chính là nguyên nhân phát sinh khoản cách giữa giá trị và chính trị.
Cơ hội phát triển giữa kẻ giàu sang và người nghèo hèn, những người không khá giả sẽ cảm thấy hệ thống nhà nước không công bằng cho nên phẫn uất gia tăng. Khi cuộc sống mọi người được gia tăng thì phẫn uất đó không dâng lên thành xung đột được.
Sở hữu đồng dự trữ tất yếu dẫn tới việc vay quá mức khiến quốc gia này trở thành con nợ khổng lồ của nước ngoài. Điều này làm tăng sức mạnh chi tiêu trong ngắn hạn, giảm đi sức mạnh tài chính trong nước và suy yếu đồng nội tệ trong dài hạn.
Nói cách khác vay nhiều, chi nhiều, tưởng là quốc gia mạnh lắm nhưng thật chất tài chính đang lung lay sụp đổ. Người vay nợ duy trì sức mạnh vượt quá các nguyên tắc cơ bản khi tài trở kinh phí quá mức cho cả tiêu dùng trong nước và các cuộc xung đột quân sự cần thiết để bảo vệ đất nước. Cái giá để duy trì và bảo vệ đất nước nó khổng lồ hơn cả ngân sách mang lại là điều không thể tránh khỏi từ đấy sinh ra một quốc gia không có lãi. Chẳn hạn như Hà Lan lúc phát triển quá mức trên khắp Thế Giới, tham gia các cuộc chiến ngày càng tốn kém với Anh và các cường quốc Châu Âu khác.
Để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và mạng lưới thương mại tương tự vương quốc Anh cũng trở nên đồ xộ, quan liêu và mất đi cạnh tranh trước các đối thủ khác. Cụ thể là Đức quốc gia đang lên dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang mà chiến tranh Thế Giới ngày một tốn kém. Mỹ đang chi 8000 tỷ đô cho chiến tranh ở ngoài lãnh thổ Mỹ
và hậu quả là khủng bố ngày 11 tháng 9 cùng ngày hàng tỷ đô nữa cho các hoạt động quân sự khác và hỗ trợ căng cứ quân sự ở 70 quốc gia khác.
Những cũng không đủ để hỗ trợ quân đội trong các cuộc cạnh tranh với Trung Quốc tại khu vực xung quanh đó.
Trong chu kỳ này quốc gia giàu có nhất cuối cùng cũng ngập trong nợ nần, khi vay từ quốc gia nghèo nhưng tiết kiệm được nhiều hơn.
Đó là một trong những dấu hiệu sớm chuyển giao của cải và quyền lực.
Chuyện bắt đầu ở Mỹ những năm 1980 khi nước ngày có mức thu nhập bình quân đầu người gấp 40 lần Trung Quốc,
họ quay sang mượn tiền người Trung Quốc để tiết kiệm bằng tiền đô vì đô là tiền dự trữ.
Tương tự người Anh cũng từng vay rất nhiều tiền từ các thuộc địa nghèo hơn
Người Hà Lan cũng như vậy khi họ ở giai đoạn đỉnh cao của họ.
Khi không thể vay tiền được từ ai nữa, người giữ đồng tiền đó sẽ tìm cách bán và rút ra. Thay vì mua tiết kiệm, cho vay hoặc nhận được. Khi đó tiềm lực của Cường Quốc đó bắt đầu suy giảm.
Sự thoái trào “the decline”
Sự suy giảm đến từ tự yếu kém bên trong nền kinh tế cùng với đấu đá bên trong, hoặc đấu đá bên ngoài tốn kém hoặc cả hai.
Thông thường sự suy giảm xảy ra dần dần và sau đó rất đột ngột.
Khi các khoảng nợ trở nên rất lớn, kinh tế suy thoái và đế chế không còn có thể vay số tiền cần thiết để trả các khoảng nợ của mình, bong bóng tài chính sẽ nổ, điều này tạo ra những khó khăn lớn trong đất nước và buộc đất nước phải lựa chọn giữa việc vỡ nợ hoặc in nhiều tiền mới. Họ luôn chọn in rất nhiều tiền, lúc đầu dần dần, và sau đó ồ ạt.
Điều đó phá giá tiền tệ và làm tăng lạm phát.
Đối với người Hà Lan đây là cuộc khủng hoảng tài chính do dư thừa tài chính và chi trả cho chiến tranh Anh- Hà Lan lần thứ 4.
Tương tự đối với người Anh họ đang phải trả giá cho khoản dư thừa tài chính và các khoản nợ từ 2 cuộc chiến tranh Thế Giới.
Đối với Hoa kỳ đó là 3 chu kỳ nợ, tài chính, bùng nỗ và phá sản, kể từ những năm 1990 với ngân hàng trung ương mỗi lần can thiệp bằng các biện pháp mạnh mẻ hơn.
Khi chính phủ gặp vấn đề tài chính, khi điều kiện kinh tế tồi tệ và mức sống của hầu hết người dân đang giảm sút và sự chênh lệch lớn về tài sản, giá trị và chính trị. Xung đột nội bộ giữa người giàu và nghèo, cũng như sắc tộc khác nhau, các nhóm tôn giáo và chủng tộc tăng lên rất nhiều. Điều này dẫn đến chủ nghĩa cực đoan chính trị thể hiện dưới dạng chủ nghĩa dân túy của cánh tả hoặc cánh hữu. Những người cách tả tìm cách phân phối lại của cải trong khi người cách hữu tìm cách duy trì của cải trong tay người giàu.
Điển hình trong những thời điểm như này, thuế đánh vào người giàu tăng lên. Khi người giàu lo sợ, tài sản và hạnh phúc của họ sẽ bị lấy đi, họ sẽ chuyển tiền đến nơi tài sản và tiền tệ mà họ cảm thấy an toàn hơn. Những dòng tiền chảy ra làm giảm doanh thu thuế của đế chế. Dẫn đến quá trình cổ điển, tự gia cố ngân sách trống rỗng.
Khi chuyến bay của sự giàu có trở nên tồi tệ các chính phủ đặt ra ngoài vòng phát luật, những người tìm cách thoát ra bắt đầu hoảng sợ. Những điều kiện hỗn loạn này làm suy yếu năng suất, làm thu hẹp chiếc bánh kinh tế và gây ra nhiều xung đột hơn về cách phân chia lại nguồn lực đang bị thu hẹp. Các nhà lãnh đạo dân túy nổi lên từ cả 2 phía và cam kết nắm quyền kiểm soát và mang lại trật tự. Đó là khi nền dân chủ bị thách thức nhiều nhất bởi vì nó không kiểm soát được tình trạng vô chính phủ và đó là khi chuyển sang một nhà lãnh đạo dân túy mạnh mẽ, người sẽ mang lại trật tự cho sự hỗn loạn là rất có thể.
Khi xung đột trong nước leo thang nó dẫn đến một số hình thức cách mạng hoặc nội chiến để phân phối lại của cải và buộc phải có những thay đổi lớn cần thiết.
Điều này có thể là hòa bình hoặc duy trì trật tự hiện có những nó thường bạo lực hơn và thay đổi trật tự.
Ví dụ:
Cuộc cách mạng Roosevelt nhằm phân phối lại của cải diễn ra tương đối hòa bình và duy trì trật tự nội bộ hiện có.
Trong khi cuộc cách mạng Pháp, cách mạng Nga và cách mạng Trung Quốc bạo lực nhiều hơn và dẫn đến các trật tự nội bộ mới. Xung đột nội bộ này làm cho đế chế trở nên yếu ớt và dễ tổn thương hơn trước các đối thủ bên ngoài đang trổi dậy, những người nhìn thấy điểm yếu trong nước này và có xu hướng thách thức hơn.
Điều này làm tăng nguy cơ xung đột quốc tế hơn, đặc biệt là đối thủ đã xây dựng một quân đội tương đương. Bảo vệ bản thân và đế chế của một người trước các đối thủ đòi hỏi chi tiêu quân sự lớn, điều này phải xảy ra. Khi điều kiện kinh tế trong nước đang xấu đi và đế chế ít có khả năng chi trả nhất. Do không có hệ thống khả thi để phân xử các tranh chấp quốc tế một cách hòa bình nên những xung đột này thường được giải quyết bằng việc thông quá các thử thách quyền lực.
Khi những thử thách táo bạo hơn được đưa ra, đế chế hàng đầu phải đối mặt với lựa chọn khó khăn là chiến đấu hay rút lui. Chiến đấu và thua cuộc là kết quả tồi tệ nhất. Nhưng rút lui cũng là điều tồi tệ vì nó nhường bước tiến cho đối thủ và báo hiệu đế chế yếu thế trước những quốc gia đang cân nhắc đứng về bên nào?
Điều kiện kinh tế nghèo nàn gây ra nhiều tranh giành của cải và quyền lực hơn, điều này chắc chắn dẫn đến một số loại chiến tranh. Chiến tranh tốn kém kinh khủng, đồng thời chúng tạo ra những thay đổi kiến tạo nhằm sắp xếp lại trật tự mới cho những thực tế mới về sự giàu có và quyền lực trên Thế Giới.
Khi những người nắm giữ đồng tiền dự trữ và nợ của đế chế đang suy tàn mất niềm tin và bán chúng. Điều này đánh dấu sự kết thúc của chu kỳ lớn của nó.
Trong số 750 loại tiền tồn tại từ năm 1700, hiện chưa còn tới 20% và tất cả chúng đều bị mất giá.
Đối với người Hà Lan điều này xảy ra sau thất bại của họ trong chiến tranh Anh- Hà Lan lần thứ 4.
Khi họ không thể trả những khoản nợ khổng lồ mà họ đã gây dựng trong thời gian đó, điều này dẫn đến một cuộc tháo chạy khỏi ngân hàng Amsterdam và một cuộc bán tháo tuyệt vọng. Buộc phải in tiền ồ ạt khiến đồng tiền mất giá và đế chế trở nên không còn phù hợp.
Đối với người anh điều này xảy ra sau chiến tranh Thế Giới lần 2 khi mặt dù chiến thắng nhưng họ không thể trả được những khoản nợ khổng lồ mà họ đã vay để tài trợ cho nổ lực tài trợ chiến tranh của mình. Điều này dẫn đến hoạt động in tiền phá giá và bán tháo đồng bản Anh.
Khi đồng đô la mỹ là đồng nổi lên thống trị và tạo nên trật tự Thế Giới mới. Tại thời điểm ghi âm này Hoa kỳ vẫn chưa đạt đến điểm này, mặc dù có khoản nợ khổng lồ, chi tiêu nhiều hơn số tiền kiếm ra được và tài trợ cho khoản thâm hụt này bằng cách vay mượn nhiều hơn và in một lượng lớn tiền mới nhưng việc bán tháo đô la và nợ đô la vẫn chưa bắt đầu và trong khi có những xung đột lớn bên trong và bên ngoài xảy ra vì tất cả những lý do cổ điển, chúng vẫn chưa vượt qua ranh giới để trở thành chiến tranh. Cuối cùng từ những cuộc xung đột này cho dù chúng tạo ra bạo lực hay không? Sẽ xuất hiện những người chiến thắng mới, những người tập hợp lại với nhau và cơ cấu lại các khoản nợ và hệ thống chính trị của người thua cuộc è Thiết lập trật tự Thế Giới mới.
Sau đó chu kỳ và đế chế cũ kết thúc và đế chế mới sẽ bắt đầu và họ làm lại từ đầu. Đó là rất nhiều chi tiết tôi ném vào bạn để vẽ một bức tranh chu kỳ lớn điển hình diễn ra như thế nào? Tất nhiên không phải tất cả chúng diễn ra chính xác theo cách này nhưng phần lớn là như vậy, đến mức có vẻ như những câu chuyện về sự thăng trầm cơ bản vẫn giống nhau, và thứ duy nhất thay đổi là các trang phục mà các nhân vật mặc và công nghệ mà họ sử dụng.
Vì vậy chúng ta nên đi đâu?
TƯƠNG LAI “THE FUTURE”
Hầu hết các đế chế đều tồn tại dưới ánh mặt trời và chắc chắn sẽ suy tàn. Đảo ngược sự suy giảm là khó khăn vì điều đó đòi hoải phải hoàn tác rất nhiều điều đã được thực hiện, nhưng điều đó là có thể bằng cách xem xét các chỉ số này.
Khá dễ dàng để biết một đế chế đang ở giai đoạn nào của chu kỳ lớn, mức độ phù hợp của nó và liệu tình trạng của nó đang được cải thiện hay xấu đi.
Điều này giúp chúng ta ước tính số năm còn lại của nó, tuy nhiên ước tính này không chính xác và chu kỳ có thể được kéo dài nếu những người phụ trách chú ý đến các dấu hiệu sinh tồn của họ và cải thiện chúng.
Ví dụ:
Khi biết một người 60 tuổi, sức khỏe ra sao, họ có hút thuốc hay không? Và một số dấu hiệu sinh tồn khác, người ta có thể ước tính tuổi thọ của người đó.
Người ta có thể làm điều đó với các đế đế và các dấu hiệu quan trọng của chúng.
Nó sẽ không chính xác nhưng nó sẽ mạng lại tính biểu thị rộng rãi và đưa ra định hướng rõ ràng về các bước cần thực hiện để tăng tuổi thọ.
Trường hợp này thường xảy ra, nhất là cuộc chiến lớn nhất của một quốc gia là với chính nó. Về việc quốc gia đó có thể đưa ra những quyết định khó khăn cần thiết dể duy trì thành công hay không?
Đối với những gì chúng ta cần làm, chỉ có 2 điều kiếm được nhiều hơn chi tiêu và đối xử tốt với nhau.
Tất cả những thứ khác mà tôi đề cập, giáo dục mạnh mẻ, tính sáng tạo, tính cạnh tranh và tất cả những thứ còn lại chỉ là cách để đạt được 2 điều này.
Thật dễ dàng để đo lường, nếu chúng ta đang thực hiện chúng, vì vậy giống như những người muốn có được thân hình cân đối hãy tham gia chương trình cải thiện sức sống của chúng ta. Hãy làm điều đó một cách cá nhân và tập thể.
Mục tiêu của tôi khi chia sẻ bức tranh về Thế Giới vận hành và một vài nguyên tắc đối phó với nó là giúp bạn nhận ra chúng ra đang ở đâu và những thách thức mà chúng ta đối mặt. Đồng thời đưa ra những quyết định đúng đắn và khôn ngoan cần thiết để vượt qua những thời điểm này một cách tốt đẹp nhất,
Vì còn nhiều điều thảo luận và chúng ta đã hết thời gian, bạn có thể tìm hiểu thêm ở quyển sách của Ray dalio tên là “Các nguyên tắc đối phó với trật tự Thế Giới đang thay đổi”
Tất cả bài được tóm gọn ở video phía bên dưới: