Cơ chế đồng thuận bao gồm nhiều thuật toán để đảm bảo tính minh bạch và an toàn cho các giao dịch nằm trong hệ thống. Proof of Work và Proof of Stake đều là những thuật toán thông minh giúp cho mạng lưới trong hệ thống Blockchain hoạt động. Vậy tại sao lại cần nhiều hơn 1 thuật toán đồng thuận và nó đóng vài trò quan trọng như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây nhé!
Cơ chế đồng thuận bao gồm nhiều thuật toán để đảm bảo tính minh bạch và an toàn cho các giao dịch nằm trong hệ thống. Proof of Work và Proof of Stake đều là những thuật toán thông minh giúp cho mạng lưới trong hệ thống Blockchain hoạt động. Vậy tại sao lại cần nhiều hơn 1 thuật toán đồng thuận và nó đóng vài trò quan trọng như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây nhé!

Proof of Stake là gì?
Thuật toán Proof of Stake (Bằng chứng cổ phần) được giới thiệu vào năm 2011 trên diễn đàn BitcoinTalk để giúp giải quyết các vấn đề trong mạng lưới Bitcoin. Mặc dù Proof of Work lẫn Proof of Stake đều có chung mục tiêu là đạt được sự đồng thuận trong chuỗi blockchain, nhưng quá trình hoạt động để đạt được mục tiêu lại hoàn toàn khác nhau.
Proof of Work (PoW) xác nhận cho các Node xử lí giải các câu đố khó/ bài toán để giúp tạo các khối mới. về Proof of Stake lại xử lý vấn đề làm sao để lựa chọn một Node kiểm định và đóng gói các khối mới tạo ra và gửi vào hệ thống Blockchain
Nguyên lí hoạt động của thuật toán đồng thuận Proof of Stake
Ở bài viết trước, Bằng chứng công việc PoW được team tienthuattoan giải thích với tính năng xác nhận các lời giải đáp cho một câu đố khó, sau khi câu trả lời câu đố/bài toán được xác nhận chính xác thì PoW sẽ tạo ra các khối mới . PoW ở đây như những người thợ đào mỏ, Còn PoS bằng chứng cổ phần được ví như những người thợ rèn thông qua việc lựa chọn một Node để kiểm duyệt Coin, PoS sẽ kiểm định và đóng gói các khối mới nhận từ PoW và gửi vào Blockchain những khối mới từ đó Hệ thống sẽ trả một phần thưởng xứng đáng cho các thợ mỏ khi hoàn thành Bằng chứng công việc (PoW).

Vậy nó hoạt động như thế nào?
Đầu tiên, thuật toán đồng thuận Proof of Stale sẽ lựa chọn ngẫu nhiên một Node trong mạng lưới để kiểm định và đóng các khối sau khi PoW làm ra. Node của PoS trong tiến trình này như một người kiểm định (Node Validator).
Người dùng muốn tham gia vào quá trình “đóng hộp cho khối” (gọi tắt là quá trình forging), sẽ được hệ thống Blockchain yêu cầu đặt cọc một lượng Coin vào cổ phần cá nhân (Khoản tiền tạm ứng để Node Validator có thể hoạt động) để chứng minh rằng bạn đã sở hữu Coin này trước đó. Lượng Coin gửi vào trong cổ phần cá nhân càng lớn sẽ làm tăng cơ hội cho Node Validator đóng các khối.
Số lượng Coin của Node Validator càng lớn thì cơ hội càng lớn. Để tránh trường hợp các Node giàu trong mạng lưới có nhiều cơ hội xử lí hơn các Node khác. Thế nên phải cần có một phương thức để vá lỗi trong quá trình lựa chọn Node. Hai phương thức được sử dụng phổ biến nhất là ‘Lựa chọn khối ngẫu nhiên’ và ‘Lựa chọn theo độ tuổi Coin’ (‘Randomized Block Selection’ và ‘Coin Age Selection’)
Hai phương thức để lựa chọn Node Validator
Trong phương thức Lựa chọn khối ngẫu nhiên, mang lưới sẽ lựa chọn Node có giá trị Hash (hàm băm ) nhỏ nhất kết hợp với kích thước lớn nhất của số cổ phần (Số tiền tạm ứng) trên Node. lượng cổ phần – lượng Coin của một Node được công khai trên Bitcoin, nên người dùng có thể dự đoán Node nào sẽ lựa chọn để tạo ra khối tiếp theo. Nxt và BlackCoin là hai bằng chứng về tiền điện tử cổ phần sử dụng phương pháp chọn khối ngẫu nhiên.
Phương thức Lựa chọn theo độ tuổi Coin chọn các Node dựa trên thời gian đồng Coin của họ được đặt cược trong bao lâu. Độ tuổi Coin được tính bằng số ngày mà các đồng Coin đã được giữ làm cổ phần nhân với số lượng Coin được đặt so với tổng khối lượng.
Khi một Node Validator đóng gói một khối, tuổi coin của chúng được đặt lại về 0 và người dùng phải đợi ít nhất là 30 ngày nữa để có thể đóng gói thêm một khối khác, điều này ngăn các Node có cổ phần lớn điều khiển cả blockchain.
Khi một Node được chọn để đóng gói khối tiếp theo, nó sẽ kiểm tra xem các giao dịch trong khối có hợp lệ hay không sau đó sẽ ký vào khối và thêm nó vào Blockchain. Node sẽ nhận được một phần thưởng giao dịch sau khi đóng gói xong và được liên kết với các giao dịch trong khối.
Ví dụ:
Peercoin là một loại tiền điện tử dựa trên phương thức Lựa chọn theo độ tuổi Coin kết hợp với phương thức Lựa chọn ngẫu nhiên. Các nhà phát triển của Peercoin cho rằng sự kết hợp này sẽ giúp ngăn chặn các cuộc tấn công từ các tổ chức muốn nắm quyền kiểm soát toàn hệ thống. Phương thức này giúp đảm bảo an toàn cho mạng lưới Blockchain khỏi các cuộc tấn công 51% từ những kẻ muốn thao túng mạng lưới.
Mỗi loại tiền điện tử sử dụng thuật toán Proof of Stake có bộ quy tắc và phương thức riêng. Nó được các nhà phát triển xây dựng phù hợp với mục tiêu người dùng và cho chính công ty của họ.
Ưu điểm của POS
- Đầu tiên là anh em sẽ tăng được lượng coin trong thời gian nắm giữ . Thay vì giữ coin trên sàn thì anh em sẽ không có thêm coin nào. Nên dù giá có giảm thì anh em vẫn có thể lời một chút, vì số lượng coin của anh em nhiều.
- Thứ hai là việc đào coin không cần máy có cấu hình khủng, chỉ cần máy tính cùi bắp lắp internet cáp quang vào bật 24/24 thì anh em đã có thể đào được rồi.
- Chi phí đào cực rẻ và đặc biệt là anh em đào bằng coin nên nếu không thích đào nữa thì chuyển coin lên sàn và bán đi là xong.
- Stake an toàn 100% vì ví có bản back up. Lãi cực khủng với một số coin (ví dụ: con contentos lãi tới hơn 100% mỗi năm). Tuy nhiên nhiều coin chỉ có 10% mỗi năm.
- Các dòng coin POS đang sẽ trở thành xu hướng mới sau khi Trending ICO đi qua. Theo thông tin mình tìm hiểu thì ETH sắp có POS rồi đó anh em. Hãy đi theo xu hướng để kiếm thêm nhiều tiền nào.
Nhược điểm của POS
- Mức lãi chỉ là ước tính thôi và lúc staking thì nó sẽ không đạt được mức đó. Ví dụ: Con contentos theo lí thuyết là 100% mỗi năm, nhưng có lúc nó chỉ có 56% thôi vì số voters gia tăng nên thưởng sẽ giảm.
- Staking không phải lúc nào cũng lãi nếu tỉ giá Stake thấp hơn tỉ lệ trượt giá của coin thì anh em sẽ lỗ. Ví dụ: Anh em stake 100 coin X với giá 1$ > chi phí là 100$ với tỉ lệ Stake 10%/tháng. Sau tháng đầu, anh em sẽ có 110 coin và nếu giá không đổi thì anh em sẽ lời 10$/tháng. Nhưng giá của coin X lúc đó chỉ còn 0,5$/coin x 110 coin bằng 55$ > anh em lỗ 45$.
- Ví dụ như kèo token sàn pancakeswap bạn nắm giữ 100,000 cake khóa staking tại pool 1 tháng nhận tới 70%, thì sau 1 tháng bạn có 170,000 cake, giá cake đã tăng trưởng ấn tượng từ 0.18$ lên 21.5$. kỳ quan thứ 8 về lãi kép.
Vậy làm thế nào để đào coin POS?
Bước 1: Anh em cần mua coin với giá thị trường với số lượng mong muốn stake.
Bước 2: Tải ví của coin về đồng bộ với máy tính thời gian này dài ngắn khác nhau theo từng loại coin.
Bước 3: Để máy chạy 24/24 để stake. Khuyến khích nên mua VPS để stake.
Bước 4: Sau khi để coin trong ví 1 thời gian coin sẽ trưởng thành và bắt đầu đi giành block.
Bước 5: Khi anh em không muốn stake nữa thì chuyển coin từ ví lên sàn và bán đi.
Một số kinh nghiệm khi Staking coin
Như mình đã nói ở trên, POS là coin đào coin theo dạng cổ phần.
Điều này có nghĩa là lượng coin anh em đào được phụ thuộc vào số lượng coin anh em đang nắm giữ và tỉ lệ % Stake mà team DEV của coin đó cho phép.
Ví dụ: Tỉ lệ Coin Buzz là 1200%/năm, EMB 7200%/năm, B3 10000%/năm.
Tuy nhiên, việc đào không đơn giản là bỏ coin vào ví và treo 24/24 là anh em sẽ có lãi khủng như vậy.
Để nhận được lãi một cách cao nhất, anh em cần có Weight thật cao để cạnh tranh với các staker khác.
Mục đích là chiếm được block một cách nhanh nhất để nhận coin.
Giải thích về Weight và độ tuổi coin
- Weight: bao gồm độ tuổi của coin và số lượng coin mà anh em cần staking.
- Độ tuổi coin: Sau khi nạp coin vào ví coin cần thời gian để coin trưởng thành (thông thường thời gian này sẽ mất tầm vài giờ đến vài ngày tùy loại coin.)
Sau khi coin trưởng thành thì Weight sẽ càng tăng. Weight càng cao thì khả năng giành được block càng lớn.
Nhưng, trong thời gian đầu sẽ mất rất lâu để đào được coin vì:
- Ở block đầu tiên đào được sau khi đủ cân nặng thì toàn bộ coin anh em có chỉ đào được đúng 1 block duy nhất. Tuy nhiên sau đó số coin này sẽ chia ra nhiều block.
- Sau khoảng 1 – 2 tuần thì thu nhập mới bắt đầu ổn định do mạng lưới netweight đã hình thành.
- Trong quá trình stake tuyệt đối không nhận thêm hoặc rút bớt coin vì những hành động này sẽ xóa sạch công sức xây dựng mạng lưới netweight và phải chờ nó tạo lại.
Lời kết
PoS – Proof of Stake là một cơ chế đồng thuận thông minh. Các nhà phát triển Coin cần nắm rõ những quy tắc cùng với nguyên lý hoạt động cơ bản của chúng để dễ dàng làm việc với hệ thống Blockchain hơn.