Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về một chiến lược đầu tư được gọi là chiến lược trung bình hoá (DCA, Dollar-Cost Averaging), xem nó là gì, cách hoạt động cũng như một số lưu ý khi sử dụng chiến lược này.
DCA là gì?
Chiến lược trung bình giá (hay DCA) là phương pháp chia số tiền vốn đầu tư thành nhiều phần một cách cố định, thường xuyên trong một thời gian dài.
Việc trung bình giá không hoàn toàn là việc chúng ta bắt đáy/đỉnh vì nó được tính là mức giá tốt nhất có thể mua được. Nếu bạn dự đoán đúng xu hướng, DCA sẽ giúp những người có ít thời gian và hold lâu dài có được mức giá tốt nhất. Đây là một chiến lược đầu tư tài chính phổ biến, đặc biệt là trong thị trường Crypto , một thị trường có biến động rất mạnh.
DCA thật sự hiệu quả hơn nếu bạn dự đoán đúng xu hướng bằng cách phân tích thị trường. Và tất nhiên chiến lược trung bình giá phải liên quan đến việc phân tích kỹ thuật, hay cụ thể là các chỉ báo công cụ như MA, MACD, Bollinger band, sóng Elliott hoặc phức tạp hơn là phân tích dòng tiền, phân tích thị trường vĩ mô.
Chiến lược DCA hoạt động như thế nào?
Hãy xem xét chiến lược này thông qua một ví dụ:
Ví dụ: Bạn trung bình giá ETH ở 4 mốc: $3,800 – $3,850 – $3,900 – $4,000?
Việc này là gần như vô nghĩa và chẳng khác nào bạn đang all in 1 mức giá cả vì trung bình giá không có sự khác biệt nào.
Trung bình giá chỉ tính khi giá có biên độ rộng một chút, ví dụ: Thị trường sideway tích luỹ bạn mua 1 lượng ETH có giá $1,000 và sau khi phá vỡ kháng cự 2017 bạn dự đoán giá sẽ bước vào vùng tăng mạnh vì vậy bạn tiếp tục mua thêm ở $1,400 => Giá trung bình có sự khác biệt, đó mới là DCA – trung bình giá.
Nếu bạn chia khoản đầu tư của mình thành nhiều phần nhỏ hơn, kết quả đầu tư có thể tốt hơn so với việc bạn đầu tư cùng một số tiền trong một vài lần mua số lượng lớn. Việc mua vào không đúng thời điểm rất dễ xảy ra và nó dẫn đến kết quả đầu tư không như ý.
Hơn nữa, bạn có thể loại bỏ một số thành kiến khỏi quá trình ra quyết định của mình. Khi bạn cam kết thực hiện chiến lược trung bình hoá chi phí đầu tư, chiến lược này sẽ đưa ra quyết định cho bạn.
Mục đích của chiến lược DCA là mua và giữ vị thế đủ lâu để vấn đề thời gian không còn quan trọng. Bên canh đó, nếu bạn đã tính sử dụng chiến lược trung bình hoá chi phí đầu tư vào một vị thế, bạn cũng nên thiết lập một kế hoạch thoát vốn cho mình.
Trong trường hợp của BTC và altcoin top, mặc dù có những giai đoạn điều chỉnh hay sideway thời gian dài, nhưng vẫn trong xu hướng tăng liên tục.
Tất nhiên, trung bình hoá chi phí đầu tư không hoàn toàn giảm thiểu rủi ro. Ý tưởng của chiến lược này là làm giảm thiểu rủi ro về thời điểm xấu, khiến cho việc đầu tư suôn sẻ hơn. Chiến lược trung bình hoá chi phí đầu tư hoàn toàn không đảm bảo giúp bạn đầu tư thành công, việc nghiên cứu cơ bản cần thiết trong việc này.
Ưu và nhược điểm của chiến lược DCA
Ưu điểm
- Thứ 1, như mình đã trình ở trên, DCA sẽ giúp bạn không cần quá chú tâm đến mức giá mua chính xác, bạn có thể mua luôn 1 phần giá hiện tại để giữ vị thế và DCA khi giá giảm hoặc giá bước vào sóng tăng mà không cần câu nệ chuyện entry ở đỉnh hay đáy.
- Thứ 2, DCA phù hợp với những bạn không thể theo sát thị trường 24/7 khi có công việc chính và đầu tư là phương án phụ.
- Thứ 3, DCA giúp bạn chia nhỏ số vốn đầu tư, không all in, luôn có khoản backup để mua thêm khi giá rẻ hoặc khi vào sóng tăng từ đó giảm thiểu rủi ro.
- Thứ 4, với DCA bạn sẽ không cần dồn 1 cục vốn lớn nếu nguồn tiền không dồi dào (ví dụ mỗi tháng trích 1 phần tiền lương đầu tư).
Nhược điểm
- Chắc chắn rằng nhược điểm lớn nhất của DCA là bạn sẽ không có lợi nhuận tối đa nếu all in ở 1 mức giá và giá đó là vùng đáy.
- Ngoài ra, giả sử bạn chọn nhầm coin không tiềm năng mà cứ liên tục DCA thì chắc chắn gây ra hậu quả khôn lường cho tài khoản của bản thân.
Trường hợp không nên sử dụng chiến lược DCA
Nếu thị trường đang trong xu hướng tăng giá bền vững, có thể đưa ra giả định rằng những người đầu tư sớm hơn sẽ thu được kết quả tốt hơn. Theo hướng này, việc cố gắng trung bình hoá chi phí đầu tư có thể làm giảm lợi nhuận trong một xu hướng tăng bền vững. Trong trường hợp này, đầu tư một lần có thể tốt hơn so với trung bình hoá chi phí như hình bên dưới.

Mặc khác, chiến lược trung bình hóa chi phí đầu tư (DCA) chỉ hoạt động tốt khi xu hướng chính của tài sản cơ bản là tăng trong dài hạn. Nếu bạn xác định sai chiến lược này cũng không đem lại lợi nhuận như mong muốn cho bạn.

Lưu ý phải biết khi sử dụng chiến lược DCA
Dưới đây là 3 lưu ý cho các bạn khi sử dụng chiến lược trung bình giá (DCA):
- Chiến lược trung bình giá chỉ phù hợp với spot trading, không khuyến khích mọi người trung bình giá trong Margin, Future và các sản phẩm tài chính có đòn bẩy khác vì độ rủi ro và khả năng cháy tài khoản là rất lớn.
- Trong Crypto, nếu bạn chọn coin & token có nền tảng không tốt hoặc thực hiện chiến lược DCA trong Downtrend dài hạn (8 – 10 năm) thì việc trung bình giá có thể hút vốn của bạn vào thêm và khiến bạn phải chờ đợi trong thời gian dài. Vì vậy việc phân tích thị trường và xác định xu hướng chính là một trong những yếu tố chính giúp bạn thực hiện thành công chiến lược DCA.
- Để giảm thiểu rủi ro, bạn nên cân đối để quản lý vốn một cách rõ ràng. Khi đầu tư bất cứ cái gì, nếu nó đã đến mức chốt lời hoặc cắt lỗ mà bạn đã đề ra thì bạn cần chấm dứt lập tức. Không nên tham lam hoặc tiếc nuối quá.
Tổng kết
Như vậy, mình đã cung cấp cho anh em những thông tin về thuật ngữ DCA( Dollar-Cost Averaging). Đây là một trong những cách mà các quỹ lớn hay whales đang thực hiện và vẫn thành công! Anh em có quan điểm thế nào về DCA? Hãy comment ở phía dưới để thảo luận cùng Tienthuattoan nhé! Lưu ý, bài viết cung cấp thông tin. Chúc anh em kiếm được nhiều tiền từ thị trường crypto.