Cosmos là một Blockchain Layer-1 (nhưng được ví von là layer 0), phát triển theo mô hình Internet of Blockchain. Cosmos sinh ra để giải quyết 3 vấn đề của Blockchain hiện nay:
- Khả năng mở rộng: Ethereum hiện tại hiệu suất quá chậm. Cosmos đưa ra cách giải quyết là tạo ra các Zone (các blockchain nhỏ khác) dựa trên nền tảng Cosmos SDK.
- Độ hiệu dụng: Ở Ethereum, fork EVM là ra y chang EVM. Ở Cosmos, Cosmos SDK là nền tảng, dự án có thể built theo nhiều hướng tùy chọn ⇒ Phù hợp phát triển App Chain.
- Khả năng tương tác: Các Blockchain không thể tương tác với nhau và phải tạo quá nhiều cầu nối. Cosmos tạo 1 cầu nối IBC ⇒ Kết nối tất cả.
Ở thời điểm hiện tại, Cosmos Hub không đóng góp nhiều giá trị cho sự phát triển của token ATOM. Công dụng chính của ATOM chỉ bao gồm:
– Staking để làm validators trên Cosmos Hub
-Governance (biểu quyết các vấn đề liên quan tới Cosmos Hub)
– Stakedrop, tức stake token ATOM để nhận airdrop token từ một blockchain mới được xây trên Cosmos, tuy nhiên điều này sẽ giống như một phương thức marketing của các dự án mới hơn là một cơ chế sử dụng thực sự đem lại giá trị cho ATOM.
Whitepaper cho ATOM 2.0 đã chính thức trình làng vào tối ngày hôm qua, tại hội nghị Cosmoverse ở Medellin, Colombia.
Một tệp tài liệu dài 27 trang, với tựa đề đơn giản là ‘The Cosmos Hub’ được Viết bởi Buchman, Manian và tám cá nhân đứng đầu cộng đồng Cosmos.
Mọi người có thể tự mình đọc thêm whitepaper ở TẠI ĐÂY.
Mặc dù nó mang nghĩa vụ phác thảo tokenomics mới cho token của Cosmos Hub (ATOM), điểm đáng chú ý nhất từ whitepaper mới này lại là các đề xuất triển hàng loạt các tính năng mới cho hệ sinh thái Cosmos.
Tokenomics mới cho ATOM
Whitepaper ATOM 2.0 đề xuất một chính sách tiền tệ mới được thực hiện theo hai giai đoạn:
- Giai đoạn chuyển tiếp (36 tháng) với 10 triệu ATOM phát hành mỗi tháng (việc này sẽ nhanh chóng đẩy lạm phát ATOM lên 41.03% (trong tháng đầu tiên), nếu nó bắt đầu từ hôm nay). Bạn nhìn trên biểu đồ sẽ thấy rõ điều đó tức tháng 01 in 10 triệu atom vào quỹ kho bạc cosmos hub, đến tháng thứ 10 thì còn cở đâu đó tầm hơn 2.5 triệu atom một ít và đến tháng thứ 36 thì tốc độ giảm phát đi vào giai đoạn tiếp theo.
- Giai đoạn tiếp theo, tỷ lệ phát hành sẽ giảm dần cho đến khi đạt mức 300,000 ATOM mỗi tháng, đưa tỷ lệ lạm phát của ATOM xuống 0.1% một cách hiệu quả.
Về dài hạn, tỷ lệ phát hành sẽ giảm dần về tuyến tính thay vì tiếp tục tăng lên theo cấp số nhân.
Sau khi có sự xuất hiện của Interchain Security, một phần phí giao dịch từ các chains được xây dựng trên Cosmos (gọi là consumer chains) sẽ được gửi về cho Cosmos Hub để trả cho các validators, delegators và Community Pool vì đã giúp bảo mật hệ thống các consumer chains này.
Đáng chú ý, cơ chế mới này sẽ bao gồm một danh sách các tokens được chấp thuận để dùng làm phí giao dịch và đồng thời, một mức phí tối thiểu cũng sẽ được đưa ra bởi ban quản trị của Cosmos Hub. Ban quản trị cũng sẽ đưa ra quyết định về việc quy đổi các tokens thu được từ phí giao dịch sang một loại tiền tệ nhất định như ATOM hoặc stablecoins trước khi phân bổ về cho validators, delegators và community pool.
CỞ SỞ HẠ TẦNG VÀ CÁC TÍNH NĂNG NỔI TRỘI
Ngoài ra whitepaper còn ra mắt 3 tính năng đặc biệt mới cho Cosmos Hub, bao gồm:
- Interchain Security
- Interchain Scheduler
- Interchain Allocator
Interchain Security
Đầu tiên cần phải hiểu rõ việc hệ sinh thái Cosmos bao gồm hàng loạt các dapps và blockchain khác nhau, không cùng chia sẻ một công nghệ bảo mật kết nối chung.
Interchain Security được tạo ra với mục đích cho phép các chain nhỏ lẻ nói trên trả một khoản phí để “thuê” dịch vụ bảo mật từ Cosmos Hub, từ đó có thể tập trung hoàn toàn vào việc phát triển dự án.
Bên cạnh đó nó giải quyết được vấn đề nan giải trong việc tạo ra các phần thưởng hấp dẫn thu hút validator của phần lớn các dự án blockchain.
Tokenomics của ATOM trước đây vốn dĩ đối mặt với ngưỡng lạm phát cao như vậy cốt là do cố gắng tạo ra mức thưởng hấp dẫn nhất có thể để giữ chân validators. Tuy nhiên, kết quả mà lạm phát mang lại đã phơi bày yếu điểm của mô hình này.
Với Interchain Security, thợ đào trên Cosmos Hub sẽ nhận Staking Rewards trực tiếp từ việc Stake ATOM và bảo mật cho các blockchain trong hệ Cosmos.
Như vậy, Cosmos đã có thể vừa một công đôi việc, khắc phục yếu điểm lạm phát của ATOM và đồng thời tạo ra một mô hình trả thưởng công bằng và bền vững hơn cho các thợ đào.
Interchain Scheduler
Interchain Scheduler sẽ hoạt động như một giải pháp MEV (Maximal Extractable Value), một cơ chế giúp thu về lợi nhuận bằng cách tổng hợp lại các giao dịch trong một khối khi nó đang được phân phối.
Hoạt động này đã tích lũy được hơn 675 triệu USD từ người dùng Ethereum kể từ tháng 1/2020. MEV-extraction đã và đang hoạt động trên Ethereum thông qua các dịch vụ off-chain như Flashbots.
Các “Extractor” hay người trích xuất, sử dụng các công cụ trong việc thương lượng với các validators để triển khai các giải pháp MEV của họ. Interchain Scheduler sẽ giúp các quá trình này có thể diễn ra on-chain và từ đó có thể đồng thời thu về các giá trị gia tăng trên mạng.
Tóm lại, thông qua Interchain Scheduler, Cosmos Hub sẽ thu thập thêm doanh thu từ hoạt động kinh tế liên chuỗi bằng cách tạo ra một block space market an toàn, với mức phí phù hợp.
Interchain Allocator
Mục tiêu của Interchain Allocator sẽ là hợp lý hóa sự điều phối kinh tế trên mạng Cosmos.
Bằng cách thiết lập các thỏa thuận đa phương giữa các IBC blockchain và các tổ chức, Allocator dự kiến sẽ đẩy nhanh việc thu thập người dùng và thanh khoản cho các dự án Cosmos trong khi đảm bảo vị trí của ATOM là đơn vị tiền tệ dự trữ của mạng.
Các giao thức trong hệ có thể sử dụng Allocator để cùng góp vốn, mở rộng thị trường liquid staking của ATOM, tái cân bằng dự trữ hoặc tham gia vào quản trị của một blockchain khác.
Nó cũng sẽ mở ra cơ hội phát triển các Liquidity-as-a-Service, đảm bảo an toàn cho các khoản vay dưới mức thế chấp (under-collateralized) và giảm thiểu tình huống thâm hụt thanh khoản dưới các biến động tiêu cực từ thị trường.
Nhận định và cơ hội
Giải quyết lạm phát & Ứng dụng thực tiễn
Một điểm khá thú vị trong whitepaper mới của ATOM chính là, Cosmos dù đã có cho mình cơ hội làm mới lại đồng token nền tảng của hệ sinh thái vẫn quyết định không áp dụng cơ chế burn token như bao hệ sinh thái khác.
Hẳn anh em cũng đã biết cơ chế burn là một trong các cơ chế phổ biến nhằm mục đích giảm nguồn cung và giảm làm phát cho đồng token được áp dụng – một mánh khóe đang được sử dụng để biến Ethereum thành tài sản giảm phát.
Thay vì chọn đốt đi giá trị, Cosmos kiềm lạm phát bằng cách thiết kế lại tỉ lệ phát hành, đồng thời mang đến cho ATOM hàng loạt utility mới.Nhất là khi nó được dùng làm tài sản thế chấp cũng như là utility token cho 4 cơ chế:
- Interchain Security
- Interchain Allocator
- Interchain Scheduler
- Liquid Staking
Vậy điều này mang ý nghĩa gì cho đồng token ATOM?
- ATOM sẽ tích lũy nhiều giá trị và use case quan trọng hơn trong không gian cross-chain MEV.
- Với sự tích hợp của các cơ chế Interchain, ATOM sẽ sớm trở thành tài sản dự trữ đa chuỗi.
- Các dự án được hỗ trợ bảo mật bởi Interchain Security sẽ có thể hoàn toàn tập trung phát triển sản phẩm, từ đó tạo ra thêm nhiều use case cho ATOM.
Thế mới thấy, định hướng mà mạng Cosmos dành cho ATOM là rất thực tế, khi thay vì tạo ra một tài sản mang tính speculative (đầu cơ) cao, thì ta có một ATOM 2.0 tăng trưởng với giá trị thật và bền vững. Tạo tiền đề tăng trưởng dài hạn cho toàn mạng cũng như token $ATOM.
Tiềm năng từ bộ máy kinh tế mới
Phối hợp với nhau, 2 tính năng Allocator và Scheduler mới này sẽ thiết lập một nền tảng vững chắc trong việc gia tăng tiện ích toàn mạng và tạo ra bullcase mới cho Cosmos trong dài hạn:
- Allocator sẽ cung cấp vốn hóa cho các chuỗi Cosmos mới và tạo động lực giao dịch
- Scheduler sẽ tạo ra thị trường cho các hoạt động giao dịch trên cầu nối IBC và sử dụng doanh thu để hỗ trợ phát triển mạng lưới.
Vòng lập kinh tế mới cho Cosmos Hub một lợi thế vượt xa các Liquidity Provider khác trong mạng, khi mà Scheduler liên tục tạo ra thanh khoản để Allocator đầu tư vốn hóa vào các dự án Cosmos Chains.
Các dự án nói trên càng thành công thì an ninh của mạng càng được đảm bảo, từ đó lại tiếp tục thu hút lượng thanh khoản mới (doanh thu) mà Scheduler mang về cho Cosmos Hub.
Và như vậy một bộ máy kinh tế mới hùng mạnh sẽ được tạo ra để tận dụng triệt để tất cả sức mạnh và nguồn lực của nền kinh tế IBC trên Cosmos.
KẾT LUẬN:
Sự kiện ra mắt Whitepaper được đưa ra vài tuần sau khi công ty nghiên cứu và đầu tư Delphi Labs thông báo chuyển hướng nỗ lực nghiên cứu và phát triển của mình để tập trung vào hệ sinh thái Cosmos. Cosmos cần cập nhật thêm nhiều tính năng mới để thu hút thêm người dùng nền tảng và hoàn thiện dần cái gọi là “internet of blockchain”
Nếu các bạn đang và muốn tìm hiểu chuyên sâu về cosmos có thể tham gia nhóm facebook cosmos Việt Nam