Cosmos (ATOM) ngay từ khi ra mắt đã thu hút sự chú ý không nhỏ trong cộng đồng crypto. Nằm trong top 25 những dự án hot nhất trên sàn Binance, Cosmos (ATOM) mang đến kỳ vọng về một giải pháp giúp hoàn thiện các blockchain. Trong bối cảnh mỗi blockchain đang hoạt động độc lập với nhau, Cosmos (ATOM) được ví như “Internet của các blockchain”, giúp các blockchain giao tiếp với nhau một cách dễ dàng hơn.
Cụ thể, điều gì đang làm nên sức hút của dự án Cosmos (ATOM)? Nó có điểm gì khác biệt so với những giao thức khác? Cùng tìm kiếm câu trả lời trong bài viết này nhé.
Dự án Cosmos
Khái niệm
Trong bối cảnh các blockchain không có sự tương thích với nhau, các developer gặp nhiều rào cản trong việc tạo dựng và hoàn thiện mạng. Bên cạnh đó, các blockchain cũng đang gặp nhiều rào cản trong việc giải quyết các giao dịch. Vì vậy, Cosmos chính là “vị cứu tinh” giúp giải quyết các vấn đề đang vướng mắc này của các blockchain.
Dự án Cosmos là một hệ sinh thái phi tập trung, được thực hiện với mục đích cho phép các blockchain giao tiếp, chia sẻ dữ liệu và giao dịch với nhau. Thông qua mạng này, các blockchain có thể hoàn thiện các yếu điểm về tốc độ xử lý giao dịch, tăng khả năng tương tác giữa chúng và tối ưu hóa trải nghiệm sử dụng trong cùng một hệ sinh thái.
Vì thế, các mạng này không cần phải cạnh tranh khốc liệt để trở thành blockchain “thống trị”. Thay vào đó, các blockchain có thể kết nối với nhau, cùng tồn tại với những tính năng chuyên biệt và lợi thế của chúng.
Mặt khác, Cosmos cũng cho phép các developer tạo ra blockchain tùy chỉnh của riêng họ trong thời gian ngắn. Đồng thời, dự án Cosmos cũng giúp blockchain trở nên ít phức tạp hơn và hạn chế sự phân tách nhỏ lẻ trong ngành công nghiệp tiền mã hóa.
Cơ chế hoạt động
Cosmos sử dụng thuật toán đồng thuận bằng chứng cổ phần (PoS consensus algorithm). Giao thức vận hành thông qua hai vai trò chính. Đó là Validator và Delegator.
Các node staking số lượng token ATOM cao hơn có nhiều khả năng được chọn trở thành Validator. Nhiệm vụ của Validator là xác minh giao dịch và nhận tiền thưởng. Các node bị phát hiện có hành vi đáng ngờ sẽ bị phạt và họ có thể mất toàn bộ các token đã staking.
Trong khi đó, Delegator là những cá nhân muốn đóng góp vào hoạt động của mạng nhưng không có khả năng tự chạy các node. Vì thế, Delegator lựa chọn và ủy quyền token ATOM bằng cách staking cho Validator. Thông qua Validator, họ kiếm được một phần tiền thưởng.
Các công nghệ được áp dụng
Dự án Cosmos được thực hiện dựa trên một số công nghệ, bao gồm:
- Tendermint: Là một phần mềm mã nguồn mở. Nó tạo điều kiện cho các developer xây dựng một blockchain PoS nhanh chóng, có thể mở rộng và đảm bảo an toàn.
- Cosmos SDK: Là công nghệ giúp các developer xây dựng ứng dụng trên các blockchain dựa trên Tendermint. Cosmos SDK được ứng dụng trong các dự án của Binance Chain, Loom, e-Money, TruStory, Sentinel và Terra.
- Giao thức truyền thông chuỗi khối liên kết (Interblockchain Communication Protocol – IBC): Là một hệ thống cho phép các blockchain khác nhau kết nối và tương tác với nhau.
Công cụ Tendermint
Trong số các công nghệ mà Cosmos sử dụng, đáng chú ý nhất có lẽ là Tendermint – nền tảng cơ bản của hệ sinh thái Cosmos. Tendermint là một phần mềm mã nguồn mở, được sử dụng để vận hành Hệ thống chịu lỗi Byzantine (Byzantine fault tolerance – BFT) trong các mạng phi tập trung như Cosmos. Nói một cách dễ hiểu, BFT là một hệ thống cho phép hệ thống hoạt động bình thường, đảm bảo an toàn và đạt được sự đồng thuận ngay cả khi một số tác nhân tham gia vào quá trình bị lỗi hoặc gây hại. Cosmos là một trong số các nền tảng được xây dựng trên cơ sở công cụ đồng thuận Tendermint.
Ưu điểm của dự án
- Tốc độ: Thông qua Tendermint, Cosmos không ngừng cải tiến về tốc độ xử lý, bảo mật và khả năng mở rộng.
- Được sử dụng phổ biến: Cosmos được kết hợp với nhiều dự án, chẳng hạn như Binance Chain, e-Money, IOV, IRISnet, Kava, Lino Networks, Terra. Trong tương lai, danh sách các đối tác sẽ mở rộng hơn thế nữa.
- Công nghệ hướng tới tương lai: Theo các chuyên gia, sự tương tác giữa các blockchain khác nhau sẽ giải quyết nhiều vấn đề hiện tại của thị trường tiền điện tử. Đồng thời, Cosmos cũng đang góp phần làm cho ngành công nghiệp tiền ảo thực sự mang tính toàn cầu.
- Thân thiện với người dùng: Công nghệ Cosmos SDK của dự án rất dễ hiểu và dễ sử dụng ngay cả đối với các developer mới bắt đầu.
Nhược điểm của dự án
- Sự cạnh tranh gay gắt: Với cùng mục đích thực hiện, Cosmos phải đương đầu với nhiều đối thủ khác nhau, chẳng hạn như Polkadot, Polygon,…
- Trở thành Validator không dễ: Không phải bất cứ người dùng nào cũng có thể trở thành Validator. Validator là những ai nằm trong top 100 người tích lũy coin. Trong trường hợp top 100 người nắm giữ một tỷ lệ coin rất lớn, điều này có thể dẫn đến việc tập trung hóa.
- Phụ thuộc vào nền tảng blockchain hiện tại: Thành công của Cosmos dựa trên khả năng tích hợp của các blockchain với Cosmos vào kiến trúc hiện có.
Các dApp được xây dựng dựa trên Cosmos
Cosmos là một mạng blockchain có khả năng tương tác và mở rộng cao, đồng thời có thể lưu trữ các hợp đồng thông minh. Do đó, Cosmos khá phổ biến trong số các developer muốn xây dựng các ứng dụng phi tập trung (dApp) hiệu quả.
Các dApp nổi bật nhất hiện đang hoạt động trên Cosmos bao gồm:
- Anchor: Là một nền tảng tài chính cung cấp lãi suất biến động thấp đối với tiền gửi stablecoin.
- Flares: Là mạng thanh toán hỗ trợ nhiều loại tài sản và nhiều hệ thống thanh toán bao gồm các game và DeFi.
- Klever: Là một ứng dụng di động tích hợp với ví, trình duyệt và danh mục đầu tư blockchain.
- Chainweaver: Là một ví đa blockchain có thể tương tác và là môi trường phát triển hợp đồng thông minh.
Đội ngũ thực hiện
Những người đồng sáng lập Tendermint – “cửa ngõ” vào hệ sinh thái Cosmos bao gồm: Jae Kwon, Zarko Milosevic và Ethan Buchman. Vào năm 2020 Kwon đã từ chức Giám đốc điều hành của dự án. Hiện tại, Peng Zhong thay thế làm Giám đốc điều hành của Tendermint và ban giám đốc hầu như đã được thay mới toàn bộ.
Mục tiêu của họ là nâng cao trải nghiệm cho các developer và xây dựng một cộng đồng riêng của Cosmos. Đồng thời họ cũng hướng đến tạo lập các nguồn tài nguyên giáo dục để ngày càng nhiều người thấy được tiềm năng của dự án này.
Đó là sự thiếu sót khi không nhắc tới ATOM, token song hành cùng với dự án Cosmos. Trong phần tiếp theo, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích về token ATOM đầy tiềm năng này của dự án Cosmos.
Token ATOM của dự án Cosmos
Khái niệm
Các native token của mạng Cosmos được gọi là ATOM. Việc nắm giữ ATOM cung cấp cho chủ sở hữu khả năng staking và xác nhận các khối, quyết định các vấn đề quản trị và thanh toán phí giao dịch.
Các token ATOM phân phối cho các nhà tài trợ ban đầu, những người tham gia bán token, nền tảng và các developer cốt lõi. ATOM mới được tạo ra làm phần thưởng cho các Validator xác thực mạng.
Một số dự án trong hệ sinh thái Cosmos
Cosmos là hệ sinh thái phi tập trung bao gồm nhiều blockchain độc lập. Có hơn 260 ứng dụng và dịch vụ được xây dựng trên Cosmos. Ethereum có hơn 2.800 ứng dụng phi tập trung (dApps), theo State of the DApps. Tuy nhiên, vì các blockchains trong Cosmos là các blockchain độc lập, nên có thể có hàng trăm hoặc hàng nghìn Ethereum, mỗi loại có dApp của riêng chúng.
Cosmos Hub
Blockchain đầu tiên ra mắt trên Cosmos. Vào tháng 7, sàn giao dịch phi tập trung Gravity (DEX) đã ra mắt trên Cosmos Hub, mang tài chính phi tập trung chuỗi chéo (DeFi). DEX cho phép hoán đổi không được phép và nhóm tài sản kỹ thuật số giữa hai blockchain bất kỳ trong hệ sinh thái Cosmos. Emeris, một cổng DeFi, cung cấp cho người dùng một cái nhìn tổng hợp về việc nắm giữ tiền điện tử của họ trên các blockchain khác nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển mã thông báo chéo chuỗi, hoán đổi và tham gia vào các nhóm thanh khoản và được dự định là cổng cho người dùng cộng đồng tham gia hệ sinh thái.
Osmosis
Sàn DEX mà mọi người có thể sử dụng để tạo tính thanh khoản và giao dịch mã thông báo hỗ trợ IBC. Osmosis chứng kiến số lượng giao dịch IBC lớn nhất trên Cosmos, với hơn 720.000 giao dịch trong 30 ngày qua, theo Map of Zones.
Terra
một blockchain cho các stablecoin theo thuật toán, là một dự án khác được xây dựng trên Cosmos SDK. Hệ sinh thái Terra bao gồm token gốc LUNA , stablecoin USDTerra (UST), Anchor Protocol, Mirror Protocol và Pylons. Vào tháng 10, Terra đã kích hoạt IBC, cho phép người dùng Terra giao dịch chuỗi chéo với các blockchain hỗ trợ IBC khác.
Crypto.com
Nhà cung cấp ví và trao đổi tiền điện tử Crypto.com cũng chạy trên mạng Cosmos và được kích hoạt IBC.
Mặc dù DeFi là động lực chính cho sự tăng trưởng của Cosmos trong năm nay. Vào ngày 16 tháng 11, các NFT được gắn với các bức tranh truyền thống nổi tiếng của Trung Quốc của Rongbaozhai đã được chuyển qua bốn blockchain trong cả Mạng lưới dịch vụ dựa trên chuỗi khối được phép của Trung Quốc (BSN) cũng như các chuỗi công cộng – WenChang Chain và IRITA Hub trong BSN, IRIS Hub (IRISnet) và Ethereum – lần đầu tiên thông qua Cosmos Terser IBC, một nhánh của IBC.
Như đã đề cập ở trên, có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với Cosmos (ATOM) bởi chúng có cùng một mục tiêu hướng đến. Vậy điều gì làm nên sự khác biệt của dự án này với các mạng blockchain khác? Cùng khám phá ở phần tiếp theo của bài viết này nhé.
Điểm khác biệt giữa Cosmos (ATOM) với các mạng blockchain khác
#1. Cosmos vs Polkadot
- Mục đích và cách tiếp cận:
Mục đích của dự án Cosmos gần giống với dự án Polkad
ot. Cosmos và Polkadot đều tìm cách tạo ra một hệ sinh thái gồm các mạng blockchain có thể tương tác. Tuy nhiên, Polkadot tập trung hơn vào các lệnh hàm tùy ý (arbitrary function call) giữa các chuỗi. Trong khi đó, Cosmos tập trung hơn vào việc hoán đổi tài sản giữa các chuỗi.
Thêm nữa, cách tiếp cận của Polkadot và Cosmos cũng có nhiều điểm khác biệt. Polkadot giả định rằng có một chuỗi chính (Relay chain) ở trung tâm của hệ sinh thái. Tất cả các parachain được kết nối với một chuỗi chính của Polkadot.
Trong khi đó, Cosmos được thiết kế với một hệ thống mà mọi thứ đều có chủ quyền mặc định. Mỗi chuỗi đều có bộ xác nhận của riêng nó. Đồng thời các chuỗi hoạt động mà không cần bất kỳ chuỗi nào ở trung tâm.
Cosmos Hub là kiến trúc hạ tầng của dự án Cosmos. Cosmos Hub là “linh hồn” của mạng Cosmos, giúp kết nối các blockchain với nhau. Tuy nhiên, Cosmos Hub không nhất thiết phải ở trung tâm của hệ thống này. Vì vậy, hiện tại đang có nhiều hơn một blockchain trung tâm. Một là Cosmos Hub, hai là Iris Hub.
Iris Hub tập trung nhiều hơn vào khách hàng doanh nghiệp, nhất là khu vực Trung Quốc. Điều này thực sự thú vị bởi vì người dùng ở các hệ sinh thái khác nhau có thể tương tác với các trung tâm khác nhau.
- Bảo mật chung:
Nếu người dùng là một parachain của Polkadot, thì họ buộc phải tham gia vào bảo mật chung. Trong khi đó với Cosmos, người dùng có quyền lựa chọn tham gia hoặc không.
Đối với Polkadot, sẽ có hàng nghìn validator và về cơ bản Polkadot chỉ định validator cho các chuỗi cụ thể. Còn đối với Cosmos Hub, một chuỗi có thể yêu cầu Cosmos Hub các hoạt động liên quan như: xác thực, phần thưởng liên quan đến công việc xác thực, dự đoán phí giao dịch,….Kế tiếp, từng trình xác thực riêng lẻ trên Cosmos Hub có thể lựa chọn chuỗi để xác thực. Sau đó, những validator sẽ đặt các ATOM của họ trên Hub và thực hiện xác nhận. Nếu họ thất bại trong chuỗi đó, ATOM mà họ đang staking cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Có thể thấy, Cosmos ưu tiên chủ quyền của các blockchain độc lập. Điều này có nghĩa là các blockchain phải tự bảo đảm an toàn, có quyền quản trị riêng và vận hành các validator của riêng mình.
#2. Cosmos vs Ethereum và Bitcoin
- Mục đích:
Trước đây, để xây dựng blockchain của riêng của developer, họ phải phân nhánh cơ sở mã Bitcoin. Tất cả các ứng dụng blockchain ban đầu đều khá giống với Bitcoin, như Litecoin, Dogecoin,… Sau đó, một số các developer khác đã thử để làm điều gì đó khác biệt, chẳng hạn như Namecoin. Nhưng nó hoạt động kém hiểu quả bởi vì nó đang cố gắng sử dụng cơ sở mã Bitcoin khác với thiết kế ban đầu.
Vì thế, Ethereum phát hành giúp mọi người xây dựng ứng dụng dễ dàng hơn. Solidity không phải là mã tốt nhất, nhưng nó dễ sử dụng hơn mã C ++ của Bitcoin. Ethereum đã khiến việc tạo các ứng dụng phức tạp trở nên dễ dàng hơn nhiều so với việc chia nhánh Bitcoin.
Mặt khác, Ethereum cho phép các ứng dụng này tương tác với nhau. Ethereum đặt mọi thứ trên một blockchain duy nhất theo một bộ quy tắc riêng cho phép tương tác hàng loạt ứng dụng này. Thế nhưng điều này cũng đi kèm với một loạt các vấn đề mới phát sinh. Một trong số đó là khả năng mở rộng khó hơn. Điều đó có nghĩa là khả năng mở rộng kỹ thuật và khả năng mở rộng cộng đồng bị hạn chế.
Vì vậy, Cosmos là “cầu nối”, sử dụng IBC cho phép hai chuỗi có người dùng của chuỗi kia. Cosmos cho phép các blockchain giao tiếp với nhau trong hệ sinh thái Cosmos thông qua mô hình Hub và Zone. Cosmos Hub là nơi người dùng giao dịch token ATOM hoàn toàn minh bạch và đảm bảo an toàn. Trong khi đó, các Cosmos Zone chính là các blockchain độc lập trong hệ sinh thái Cosmos.
Chẳng hạn, nếu người dùng muốn kết nối Ethereum và Bitcoin thông qua Cosmos, cả hai blockchain sẽ cần phải kết nối với Zone riêng của chúng. Sau đó, Zone của Ethereum và Zone của Bitcoin sẽ kết nối với một Hub. Thông qua Hub chia sẻ này, Ether và Bitcoin có thể được trao đổi giữa chúng.
Thời điểm các Zone kết nối với Hub, các Zone phải staking một lượng nhất định token ATOM trên Hub và được xác thực. Bất cứ hành vi đáng nghi nào của các Zone xảy ra, token đã staking có thể sẽ mất vĩnh viễn.
Có thể nói, sự khác biệt của ba mạng blockchain nằm ở mục đích sử dụng của chúng. Cosmos đóng vai trò như một “trạm kết nối” giữa các blockchain. Trong khi đó, mục đích của Bitcoin và Ethereum là giải quyết các hạn chế đang tồn tại của hệ thống tiền tệ truyền thống. Đồng thời, chúng nhắm tới trở thành phương tiện thanh toán thay thế hoàn toàn vị trí của đồng fiat.
- Cách thức vận hành
Sẽ có sự lầm tưởng rằng cách thức vận hành của Cosmos tương tự như atomic swap. Nhưng hoàn toàn không phải vậy. Atomic swap cho phép hai người hoán đổi tài sản mà họ đang nắm giữ. Trong khi đó, Cosmos hướng tới những thay đổi thực sự.
Giả sử, A kiếm được BTC trị giá 5 USD và B có ETH trị giá 5 USD. Atomic swap có nghĩa là A sẽ chuyển cho B số Bitcoin trị giá 5 USD trên blockchain Bitcoin và B đã chuyển cho A số ETH trị giá 5 USD của mình trên blockchain Ethereum. Và như vậy, sự thay đổi thực sự diễn ra là quyền sở hữu tài sản trên cả hai chuỗi.
Nhưng có thể thấy, BTC vẫn đang nằm trên blockchain Bitcoin và ETH vẫn đang ở trên blockchain Ethereum. Không có giá trị nào thực sự di chuyển qua các chuỗi. Vì thế, Cosmos đang thực hiện một điều hoàn toàn khác. Dự án hướng tới giúp người dùng sở hữu BTC của mình trên Ethereum. Hệ sinh thái Cosmos cho phép các tài sản tự di chuyển qua các blockchain.
TÓM LẠI
Được mệnh danh là “Internet của mạng blockchain”, Cosmos (ATOM) đang chạy đua trên con đường phát triển, mở ra một tương lai sáng lạn hơn cho ngành công nghiệp tiền điện tử. Dẫu rằng còn có nhiều quan ngại xung quanh dự án này, nhưng điều này không cản trở tiềm năng phát triển trong tương lai của của Cosmos (ATOM).
Nguồn:Tienthuattoan tổng hợp