Giới thiệu về dự án Moonbeam
Moonbeam là một dự án trên mạng lưới Polkadot tương thích với Ethereum gần như tuyệt đối. Moonbeam Network xác định mục tiêu của mình là các nhà lập trình để phát triển nền tảng một cách mạnh mẽ. Đồng thời, cung cấp cho người dùng với khả năng tương thích toolchain và Network dành cho các nhà phát triển Ethereum.
Không chỉ vậy, dự án còn triển khai kế hoạch cung cấp mạng lưới máy ảo (EVM) cùng với các giao diện lập trình tương thích với Web3 và các cầu nối giữa dự án với các mạng Ethereum có sẵn. Điều này sẽ giúp cho các nhà phát triển khởi chạy các hợp đồng thông minh một cách dễ dàng. Và hỗ trợ dApp trên nền tảng giao diện người dùng đối với dự án kể cả những sự thay đổi nhỏ nhất.
Dự án Moonbeam cũng chia sẻ tính năng bảo mật từ chuỗi Relay – Chain và kết hợp với nhiều chuỗi Parachain khác ở mạng lưới Polkadot. Ngoài ra, một thông tin thú vị khác về Moonbeam đó là chúng sở hữu mạng lưới con có tên là MoonRiver (Nền tảng chạy trên Kusama).
Moonbeam coin là gì?
Moonbeam coin (GLMR) chính là đồng tiền điện tử do dự án Moonbeam phát hành. Đồng tiền này không chỉ được sử dụng trong dự án mà còn được phân bổ một lượng ra bên ngoài nhằm thu hút các nhà đầu tư tiền ảo.
Hiện đồng tiền điện tử của dự án đang được niêm yết tại các sàn giao dịch lớn, uy tín trên thế giới. Bạn có thể tìm kiếm, sở hữu đồng tiền điện tử này để giao dịch hoặc lưu trữ với mục đích thu về lợi nhuận tốt.
Cấu trúc Parachain của dự án Moonbeam
Dự án Moonbeam được xây dựng dựa trên chuỗi EVM hay có tên gọi đầy đủ là Ethereum Virtual Machine. Chuỗi hệ thống máy ảo này có mức độ tương thích với nền tảng Ethereum. Chưa kể, Moonbeam cũng là một cấu trúc Parachain của nền tảng Polkadot.
Nền tảng Moonbeam khi kết hợp với chuỗi EVM sẽ giúp các ứng dụng trên Ethereum hoạt động tại Moonbeam được hỗ trợ nhiệt tình bởi cầu nối giữa hai mạng lưới là Moonbase Alpha TestNet và Kovan TestNet (Hai mạng lưới của Ethereum).
Cách hoạt động của Moonbeam
Như thông tin các bạn đã được tìm hiểu ở trên, Moonbeam là parachain hoạt động trên nền tảng Polkadot. Trong khi tận dụng các ưu điểm vượt trội của Polkadot như cầu nối, tốc độ thì các nhà phát triển cũng được phép sử dụng đầy đủ các chức năng EMV từ Ethereum.
Bên cạnh đó, dự án Moonbeam cũng cung cấp một API cho phép người dùng được quyền truy cập vào Web3 nhiều hơn. Đồng thời hỗ trợ thực hiện dễ dàng hơn khi triển khai hợp đồng thông minh bằng Solidity và dApp trên Ethereum cho parachain này.
Vào thời điểm hiện tại, Moonbeam đã cho ra mắt mainnet với vô vàn lợi ích mang đến cho người dùng. Moonbeam hoạt động giống như cầu nối cho phép các nhà phát triển cùng với người dùng làm việc được với cả Ethereum và Polkadot. Sự kết hợp của hai mạng lưới blockchain mạnh mẽ này sẽ giúp cho dự án sử dụng cơ sở hạ tầng, Smart Contract, các công cụ tiện ích một cách linh hoạt và dễ dàng hơn.
Những đặc điểm giúp dự án Moonbeam trở nên nổi bật
Moonbeam coin không phải đặc điểm nổi bật duy nhất của dự án Moonbeam mà dự án này còn sở hữu nhiều đặc điểm cực kỳ đặc biệt khác. Đáng chú ý là dự án xử lý các vấn đề về khả năng tương tác của blockchain bằng cách hỗ trợ blockchain tương tác liền mạch với Ethereum.
Giao thức do Moonbeam hỗ trợ phát triển sẽ tạo ra một hệ sinh thái rộng lớn được kết nối với nhau. Bên trong hệ sinh thái đó sẽ quy tụ nhiều đặc điểm độc đáo bao gồm:
- Không cần sự cho phép từ dApp: Dự án cung cấp mức độ phân cấp cùng với khả năng chống kiểm duyệt ở mức độ cao. Đồng thời hỗ trợ dApp bằng cách xây dựng và phát triển blockchain công khai cùng với mã nguồn mở.
- Triển khai với EMV: Dự án Moonbeam cho phép Smart Contract được viết bằng ngôn ngữ Solidity vận hành trên nền tảng EVM.
- API nâng cao: Moonbeam tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà phát triển di chuyển trên dApp front-end mà không bị tác động. Nhờ đó mà người dùng Moonbeam Network có thể sử dụng các công cụ một cách mượt mà, không bị gián đoạn.
- Tool tương thích với Substrate: Các công cụ đó là: Khám phá khối, thư viện phát triển Front-end,…
- Kết hợp chuỗi chéo: Sự kết hợp giữa Polkadot và cầu nối token đã giúp Moonbeam được phép làm rất nhiều công việc như: Di chuyển token, hiển thị trạng thái và truyền tải thông điệp với Ethereum.
- Quản trị on-chain: Hỗ trợ các bên có trong hệ sinh thái Moonbeam phát triển giao thức cơ sở một cách nhanh chóng dựa theo nhu cầu cộng đồng và các nhà phát triển.
Hệ sinh thái của Moonbeam
Hệ sinh thái của Moonbeam rất rộng lớn, chúng bao gồm cả các thành phần như: Network, Wallet, Tools hay Oracle. Và chi tiết về hệ sinh thái như sau:
- Network:
Các nhà phát triển có ý định tạo ra nhiều mạng lưới nhằm phát triển với mục đích lâu dài. Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển thì cuối cùng dự án đã có cho mình một mạng lưới đầy đủ kết nối với Moonbeam bao gồm:
- Moonbase Alpha: Được lưu trữ trên TestNet của Parachain
- Moonrock: Được triển khai trên TestNet Rococo
- MoonRiver: Triển khai trên Kusama
- Moonbeam: Triển khai trên Polkadot
- Wallet:
Về ví lưu trữ thì trong hệ sinh thái của dự án Moonbeam chúng ta có: MetaMask, MathWallet cùng với bất kỳ loại ví điện tử nào tương tác với mạng lưới Ethereum.
- Tools:
Bao gồm có các công cụ như: Remix, Truffle, HardHat, Web3.js, Ethers.js.
- Oracles:
Bao gồm có: Chainlink, BandProtocol và Razor Network.
Tìm hiểu về Moonbeam coin – GLMR token
Với các thông tin bên trên, bạn đã có cái nhìn tổng quát về Moonbeam Network rồi phải không. Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ đi cùng nhau tìm hiểu về Moonbeam coin – GLMR token của dự án này nhé.
Khái niệm và thông tin cơ bản Moonbeam Coin
GLMR Token là sản phẩm thuộc quyền sở hữu của Moonbeam Network. Việc triển khai sản phẩm này sẽ nằm trên mạng Polkadot cùng với một token liên kết có tên Glimmer (GLMR). Vì mạng lưới Moonbeam vẫn đang trong quá trình phát triển nên những thông tin hiện có về GLMR chưa chắc đã mang tính chính xác 100%.
Do đó, các bạn có thể hiểu khái quát về GLMR token thông qua các thông tin cơ bản sau:
Moonbeam coin Allocation
Lượng phân bổ của Moonbeam coin đã được quy định rất rõ ràng như sau:
- Seed Funding: Chiếm 14%
- Strategic Sale: Chiếm 12%
- Public Sale: Chiếm 16%
- Parachain Bond Funding: Chiếm 15%
- Parachain Bond Reserve (Dự trữ Parachain): Chiếm 0.5%
- Treasury (Ngân sách): Chiếm 0.5%
- Long-Term Protocol & Ecosystem Development: Chiếm 17%
- Developer Adoption Program (Dành cho nhà phát triển): Chiếm 4.5%
- Đối tác và cố vấn chính: Chiếm 4.5%
- PureStake Early Backers: Chiếm 1.4%
- Người sáng lập và đội ngũ nhân viên ban đầu: Chiếm 10%
- Chính sách khuyến khích cho nhân viên: Chiếm 4.6%
Mục đích sử dụng Moonbeam coin
Moonbeam coin được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, chủ yếu chúng được sử dụng nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của dự án bao gồm:
- Thanh toán phí cho các giao dịch hợp đồng thông minh, đóng vai trò giống ETH trên nền tảng Ethereum
- Tham gia vào quá trình quản trị của dự án Moonbeam
- Khuyến khích người dùng chạy node làm gia tăng mức độ bảo mật
- Thanh toán các chi phí giao dịch trên mạng lưới của Moonbeam
Tương lai của Moonbeam
Khi mainnet của Moonbeam ra mắt, nó sẽ thu hút rất nhiều nhà phát triển DeFi, những người muốn mở rộng các tính năng của Ethereum trong khi ràng buộc và kết nối chúng với lợi ích của hệ sinh thái blockchain khác. Moonbeam có thể sẽ làm việc cùng với các nền tảng khác như Clover, hoạt động như một layer ở giữa (hoặc chuỗi layer 1,5 như Moonbeam đề cập). Các hệ thống mới này sẽ mang lại khả năng nâng cao để mở rộng DeFi trên các blockchain.
Nguồn: Tienthuattoan Capital tổng hợp