Bản chất sự thật phía sau đồng USD là gì? Tại sao Mỹ lại nợ nhiều thế, chủ nợ của Mỹ là ai và Mỹ sẽ làm gì để trả nợ.
1. Giá trị của đồng USD (Đô La Mỹ) nằm ở đâu?
Giá trị của tiền nó nằm ở giá trị bảo chứng của nó các bạn ạ. USD là một đồng tiền mạnh bởi vì nó gắn với giá trị bảo chứng.
Có thể nói, giá trị của đồng đô la Mỹ chính là một phần khiến Mỹ trở thành cường quốc kinh tế số 1 thế giới. Từ năm 1944 đến 1971, đồng Đô la Mỹ được đo bằng vàng (Bản vị vàng), và từ năm 1971 tới nay nó được định giá bởi dầu mỏ (Bản vị dầu mỏ – Petrodollar), hiểu đại khái trước kia dùng Đô la Mỹ có thể đổi lại vàng, và ngày nay hầu như chỉ được dùng Đô la Mỹ để mua dầu mỏ – chính bởi thế các quốc gia khác muốn mua dầu mỏ thì phải cần đô la.
Trong khi hàng triệu tờ đôla được in ra hàng ngày, chi phí in ra một tờ chỉ đáng vài xu nhưng giá trị lưu thông của nó thì lớn hơn thế hàng ngàn lần. Bình thường, khi cung vượt quá cầu đối với bất kỳ loại hàng hóa nào, giá sẽ giảm xuống, song có khi nào bạn tự hỏi tại sao việc liên tục in đô la không làm đồng USD Mỹ mất giá nhiều chưa? Hiểu đơn giản thế này, bởi các nhà tài phiệt tài chính chi phối tỷ giá và bởi sự suy giảm giá trị của đô la Mỹ được hạn chế bởi nhu cầu của thế giới bắt buộc phải dùng đồng đôla. Tức là các nước khác trên thế giới liên tục có nhu cầu dùng USD để mua dầu.
Năm 1944, hội nghị Bretton Woods khét tiếng thiết lập đồng đôla là đồng tiền dự trữ thế giới, đồng tiền duy nhất gắn với vàng trong khi tất cả các đồng tiền khác gắn với đồng đôla, kiểu nó như một thước đo chuẩn. Do đó, đô la Mỹ trở thành đồng tiền sử dụng cho thương mại quốc tế, hay còn gọi là USD.
Hệ thống Bản vị vàng đã kéo dài cho tới năm 1971. Tại thời điểm đó, lạm phát và thâm hụt thương mại của Mỹ gia tăng đã làm suy giảm giá trị đồng đôla. Người Mỹ gây sức ép cho 2 chư hầu của họ là Đức và Nhật Bản phải tăng giá trị các đồng tiền Mác Đức và Yên Nhật. Nhưng đây chỉ là biện pháp tình thế, các quốc gia này miễn cưỡng chấp nhận bước đi này, vì việc tăng giá trị đồng tiền của họ sẽ làm tăng giá hàng hóa của các nước đó và gây tổn hại đến xuất khẩu.
Dưới thời Johnson cầm quyền, cuộc chiến Việt Nam đã khiến nợ quốc gia của Mỹ là 354 tỷ USD, đến thời Nixon cuộc chiến chưa kết thúc đã khiến chính phủ Mỹ mắc nợ thêm 121 tỷ đưa tổng số nợ lên 475 tỷ USD, một con số kỷ lục khổng lồ, từ đó dẫn tới lạm phát. Rất nhiều quốc gia lo sợ và họ mang USD dự trữ để đổi lấy vàng từ Mỹ, dự trữ vàng của Mỹ ở mức thấp nhất mọi thời đại và có nguy cơ suy kiệt.
Ngày 15/8/1971, Tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố đóng cửa sổ vàng. Theo đó, đồng đô la Mỹ chính thức từ bỏ tiêu chuẩn vàng. Thỏa thuận Bretton Woods tan vỡ. Đó là một một nước cờ chơi xấu song là bước đi đúng đắn và khôn ngoan với nước Mỹ.
Sự phát triển của loài người đã trải qua nhiều thời kỳ đồ đá, đồ đồng….và bây giờ là thời dầu mỏ. Khác với vàng, dầu mỏ dùng để sản xuất, tiêu thụ, hoạt động mà thiếu nó thì ngành công nghiệp và chế tạo, các loại động cơ không thể hoạt động. Do vậy, dầu mỏ và thành phần của nó hầu như có mặt trong toàn bộ đời sống, hoạt động của loài người hiện đại. Vì thế, ai làm chủ được nguồn cung dầu mỏ là làm chủ được nền kinh tế toàn cầu.
Giới tinh hoa Mỹ đã nhìn thấu điều này. Họ đã nhắm tới Arabia Saudi, quốc gia có trữ lượng và số lượng khai thác dầu mỏ lớn bậc nhất thế giới, Vậy là thỏa thuận Mỹ-Arabia Saudi ra đời.
Theo đó, Mỹ sẽ bảo kê cho Arabia Saudi. Mỹ cũng đồng ý cung cấp vũ khí cho Saudi, và có lẽ quan trọng nhất là đảm bảo bảo vệ ngai vàng hoàng tộc nhà Saudi khỏi bị Israel xâm lược, lật đổ (thời đó Israel được coi như một quốc gia “sát thủ”, hùng mạnh trong cuộc chiến Trung Đông).
Đổi lại, Arabia Saudi phải đáp ứng 2 điều khoản. Nhà nước Saudi phải từ chối tất cả các loại tiền tệ khác để thanh toán cho việc mua dầu mỏ ngoại trừ đồng đô la Mỹ. Arabia Saudi sẽ mở cửa cho đầu tư tiền dư thừa thu được từ bán dầu của họ vào chứng khoán nợ của Hoa Kỳ.
Sau Arabia Saudi, lần lượt là toàn bộ các nước Ả Rập tại Trung Đông. Năm 1975, toàn bộ OPEC cũng đều thực hiện 2 điều khoản này để đổi lấy cam kết của Mỹ.
Dầu mỏ, thị trường nguyên liệu lớn nhất, được thanh toán hoàn toàn bằng đôla Mỹ. Nếu bạn muốn mua một thùng dầu mỏ, bạn phải đổi tiền tệ của bạn lấy đôla Mỹ (còn được biết đến với cái tên đôla dầu mỏ) và dùng nó để trả cho nhà cung cấp dầu. Trong một giao dịch như vậy, bạn làm suy yếu đồng tiền của bạn (bằng việc bán nó) và bạn củng cố giá trị của đồng đôla bằng cách làm gia tăng nhu cầu cần nó.
Cả thế giới này quốc gia nào cũng cần dầu, mua dầu, vậy làm sao có đô la Mỹ để mua? Vậy là họ phải xuất khẩu giá rẻ sang Mỹ, người tiêu dùng Mỹ được hưởng lợi lớn từ các quốc gia trên thế giới. Chẳng hạn, Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên nên phải nhập khẩu một số lượng lớn hàng hóa, bao gồm dầu mỏ. Muốn có nhiều đô la Mỹ để mua dầu thì tất cả các hàng hóa phải ưu tiên xuất sang Mỹ để thanh toán đổi lấy tiền đô la.
Hay như Trung Quốc, khi muốn bán sản phẩm mình cho một nước khác, tất cả được trả bằng đô la Mỹ. Do Trung Quốc xuất khẩu rất nhiều, họ có hàng tỷ đôla dự trữ. Thông qua việc buộc phải mua đôla Mỹ này, Trung Quốc đã giúp hạn chế sự sụt giảm giá trị của đồng đô la. Nhìn theo cách này, Trung Quốc và cả thế giới, thông qua việc mua đồng đôla, đã giúp tài trợ cho sự giàu có của giới đầu sỏ tài chính, những kẻ tạo ra hàng đống đôla mới hàng ngày từ việc in tiền.
2. Vậy chủ nợ của Mỹ là ai?
Tất nhiên, Mỹ có thể dùng đô la Mỹ, “bản chất là một tờ giấy” mà chỉ duy nhất Mỹ in ra được, để mua dầu. Thử hỏi trên thế giới này có quốc gia nào, ngoài Mỹ, có thể in tiền để mua dầu và sau đó các quốc gia sản xuất dầu lại giữ nợ cho tiền in đó?
Chính phủ Mỹ, trên danh nghĩa, hưởng lợi từ điều này. Đáng tiếc là chính phủ Mỹ “có tiếng nhưng không có miếng” khi quyền in tiền nằm trong tay Ngân hàng Trung ương tư nhân và Cục dự trữ Liên Bang (FED).
Nói thêm cho những ai chưa biết, FED – Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System ) là ngân hàng trung ương của Mỹ, là cơ quan duy nhất có quyền in đô la. Tuy nhiên, đây là tổ chức tư nhân và không chịu quản lý của chính phủ Mỹ.
Chi tiêu thoải mái cho chiến tranh, đến nay nợ quốc gia của Mỹ đã có một con số khổng lồ là 23.000 tỷ USD, đã khiến đôi ba lần chính phủ đứng trước nguy cơ đóng cửa nhưng chỉ cần một vài “thao tác” của FED là chính phủ Mỹ hoạt động trở lại như đã thấy.
Trung Quốc, NHật Bản xuất khẩu vào Mỹ rất nhiều, Và hiện tại các chủ nợ nước ngoài của Mỹ dẫn đầu là Trung Quốc và Nhật Bản, nắm giữ 6.210 tỷ USD nợ công của Mỹ. Tuy nhiên, về bản chất chính phủ Mỹ vẫn là con nợ của FED. Để có thể hết nợ, biện pháp nhanh nhất đó là giành quyền in tiền về cho chính phủ Mỹ. Đáng tiếc, tất cả những ai bật lại tổ chức này đều đã bị ám sát, chẳng những vậy chết rồi vẫn bị hắt nước bẩn vào người. Kể cả nhiều đời Tổng thống Mỹ cũng vậy, cứ khi nào họ can thiệp vào quyền in tiền của FED thì sau đó bị ám sát.
Năm 1861 trở về trước, chính phủ Mỹ là con nợ của dòng tộc Rotschild, khi ấy nắm toàn quyền về việc in và phát hành tiền Dollar. Do sự áp đặt lãi xuất quá cao, Abraham Lincoln khi đó đã cho phép chính phủ Mỹ tự in tiền. Chỉ sau vài năm, năm 1865, Abraham Lincoln bị ám sát.
Số phận của John F. Kennedy sau này khi có ý định tước bỏ quyền lực của FED và lấy lại quyền tự in, phát hành đồng Dollar – cũng bi thảm tương tự. Ngày 4 tháng 6 năm 1963, ông ký quyết định “Executive Order Number 11110” xóa bỏ hiệu lực của bộ luật “Executive Order Number 10289”, tức là việc in và phát hành tiền nằm trong tay chính phủ Mỹ, tước bỏ quyền lực của các ngân hàng lớn. Trong thời gian ngắn ngủi đó, tổng số tiền in ra ước tính khoảng 4 tỷ USD. Sự khác biệt của đồng USD dưới thời Kennedy được in ra và do FED nằm ở chỗ Phía trên của hàng chữ “THE UNITED STATES OF AMERICA”. (Đây là các tờ 2 USD và 5 USD mang dòng chữ “A banknote of the United States” thay vì là “A banknote of the Federal reserve” đã được in ra)
Kennedy đã làm điều này đúng luật và nằm trong quyền hạn của mình, trả lại quyền in tiền cho chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, các lãnh đạo FED lại không thích điều này, huống chi chính họ là thế lực ủng hộ Kennedy lên ghế tổng thống. Họ lo sợ tương lai Kennedy sẽ đẩy FED ra khỏi quyền in tiền.
Thế là 4 tỷ USD các tờ 2$ và 5$ ấy chưa kịp đưa ra lưu hành thì John F. Kennedy bị ám sát vào ngày 22 tháng 11 năm 1963. Số tiền đó đã bị FED tiêu hủy và thay thế bằng tiền của FED in ra.
Tiếp theo F.Kennedy, Tổng thống thứ 36 của Hoa Kỳ (1963-1969) là Lindon Johnson lên cầm quyền thì “Chứng chỉ bạc trắng” đã dần bị loại khỏi lưu thông. Kể từ đó, chẳng còn Tổng thống Mỹ nào dám thử tự in tiền nữa, cho dù sắc lệnh tổng thống No.11110 vẫn còn nguyên hiệu lực (bất kỳ ai lên thay Kennedy bãi bỏ sẽ trái luật).
Rốt cuộc, FED vẫn nắm chắc quyền in tiền và do đó, người thụ hưởng chính của nhu cầu toàn cầu tăng lên đối với đồng USD của Cục Dự trữ Liên bang FED.
Khi chiến tranh Việt Nam làm tiêu tan vị thế của người kế nhiệm ông là Tổng thống Lyndon Johnson, em trai của JF.Kennedy – Bobby Kennedy chính là ứng viên sáng nhất cho cương vị Tổng thống kế tiếp của nước Mỹ. B.Kennedy đã tuyên bố sẽ kế tục những tâm nguyện còn dang dở của anh trai mình, đồng thời sẽ ‘đập tan CIA thành hàng nghìn mảnh.’
Quá đáng buồn khi Bobby Kennedy tiếp tục bị ám sát ngay vào buổi tối khi ông ta thắng cử chính thức trở thành ứng viên tổng thống cho đảng Dân Chủ tại California.
Khi 2 người con trai ưu tú của gia đình Kennedy đã vĩnh viễn nằm xuống, nhiều người cho rằng hy vọng để nước Mỹ trở thành một nước thực sự của tự do, dân chủ trên thế giới đã chết. Và kể từ khi J.F.Kennedy chết đi, giai đoạn khốc liệt nhất của chiến tranh Việt Nam đã diễn ra. Các đời tổng thống kế tiếp của Mỹ chưa bao giờ can thiệp vào câu chuyện in tiền của FED, cũng như chưa từng hạn chế việc buôn bán vũ khí của NRA. Theo thời gian, hàng chục cuộc chiến tranh khác với hàng chục đất nước tan hoang và hàng chục triệu người chết cùng với bom đạn và những tờ đô la xanh của đế quốc Mỹ.
Ai đó nắm được quyền in tiền, sẽ kiểm soát được nền kinh tế, mà kiểm soát được nền kinh tế hầu như có thể kiểm soát được tất cả mọi thứ. Người ta hay nói “Tiền có thể mua được cả ma quỷ” chính là lí do/ý nghĩa như thế.
3. FED và chính phủ Mỹ phải làm gì để giữ vị trí độc tôn của đồng USD.
Có thể nói, để duy trì quyền lực của mình trên trường quốc tế, Mỹ đã liên tục gây chiến tranh để cướp đoạt tài nguyên cũng như cách để “khẳng định vị thế anh cả” của mình với đám đàn em như Arabia Saudi, Isarel … và thu tiền bảo kê từ những nước lệ thuộc/chư hầ như Nhật, Hàn …
Và dĩ nhiên rồi, đích nhắm của Mỹ theo thứ tự ưu tiên là: Đầu tiền là những nước có dầu mỏ nhưng không chấp nhận làm tay sai. Và sau đó là những nước có toan tính phá vỡ hệ thống Petrodollar của Mỹ, hiểu nôm na là chấp nhận mua bán dầu bằng thứ ngoại tệ khác ngoài USD.
Hệ thống Petrodollar là một công cụ để Mỹ bá chủ thế giới có hiệu lực, họ sẽ làm tất cả để không ai có thể động đến hệ thống Petrodolallrs này, sẵn sàng dùng sức mạnh quân đội để ra tay.
Iraq nhiều dầu mỏ thế, nhưng khi dám chống lại Mỹ, vậy là Iraq đã gần suy kiệt sau thất bại trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 (bị tới 34 nước do Mỹ đứng đầu đánh cho “tơi tả”) và các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc do Mỹ giật dây sau đó. Ngoài ra, trước sức ép của Mỹ và đồng minh, Iraq còn phá hủy dần kho tên lửa của mình trong nỗ lực tránh nguy cơ nổ ra chiến tranh – một điều Iraq không hề mong muốn trong bối cảnh đất nước đang hết sức kiệt quệ và bị cấm vận.
Đáng tiếc, năm 2000, tổng thống Iraq, ông Saddam Hussein tuyên bố sẽ bán dầu thô bằng cả đồng euro chứ không chỉ lấy USD. Và khi các kho tên lửa bị chính người Iraq phá hủy để tránh chiến tranh xảy ra. Trớ trêu thay, chiến tranh lập tức đã xẩy ra. Mỹ dựng chuyện Hussein bí mật sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt đe dọa an ninh Mỹ để lật đổ chính quyền ông Hussein, đánh chiếm Iraq. Cái cớ thật sự là Mỹ muốn ngăn ngừa các nước thành viên OPEC bắt chước Iraq bán dầu lấy euro.
Sau bài học Iraq, chẳng một nước nào dám làm điều tương tự. Cho đến năm 2011, ông Gaddafi tổng thống của Lybia đề xuất về đồng Dinar vàng, đồng tiền chung của châu Phi. Ông Gaddafi kêu gọi các nước châu Phi và Hồi giáo chung tay tạo ra một đồng tiền mới cạnh tranh với đồng USD. Theo kế hoạch này, Liên hiệp châu Phi – một tổ chức na ná như Liên hiệp châu Âu – sẽ chỉ bán dầu thô và các tài nguyên khác cho ai trả bằng đồng dinar vàng.
Nếu ý tưởng này thành sự thật, cán cân thương mại thế giới sẽ thay đổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống tài chính thế giới, lúc đó châu Phi sẽ trở thành một thế lực tài chính đáng gờm. Lúc đó Anthony Wile, Tổng Biên tập tờ Daily Bell, khi trả lời phỏng vấn tờ Russia Today năm 2011 đã tiên đoán rằng ông Gaddafi sẽ sớm bị lật đổ vì dám động chạm tới lợi ích của “thế lực ưu tú” tự cho mình cái quyền kiểm soát các ngân hàng trung ương thế giới. Và mấy tháng sau, liên quân Anh, Pháp, Mỹ – và sau đó là tổ chức quân sự NATO – tấn công Libya, lật đổ cái gọi là chế độ độc tài khát máu Gaddafi.
Câu chuyện của Iraq, Libya có lẽ là những minh chứng và trải nghiệm đau đớn nhất về cái giá phải trả khi muốn bãi bỏ hệ thống “petrodollar”, tức dùng USD để lượng giá dầu.
Venezuela là nước có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới. Họ có ý muốn đưa quốc gia phát triển mà không dựa hơi Mỹ, thế là có ý chống đối, Mỹ đã ngứa mắt từ lâu và thế là cấm vận kinh tế. Do mối quan hệ căng thẳng với Mỹ, Venezuela phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khi giữ tiền mặt là đôla Mỹ (USD), hay các tài sản được định giá bằng USD. Bởi, chúng đều nằm dưới sự giám sát của hệ thống tài chính Mỹ. Nếu Mỹ muốn thực hiện các lệnh trừng phạt đối với Venezuela bằng cách “đóng băng” tài sản của Caracas, thì quốc gia Nam Mỹ sẽ rất khó bảo vệ được tài sản của mình.
Và giọt nước tràn ly là khi Venezuela muốn bãi bỏ hệ thống “petrodollar” thông qua việc niêm yết giá dầu thô bằng đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc vào ngày 15/09/2018. Và thế là tèn tén ten, Mỹ đã giật dây và chuẩn bị cho một cuộc đảo chính tại quốc gia Nam Mỹ này.
Câu chuyện của Iraq (chiến tranh vùng vịnh), Libya, Syria …(Mùa xuân Ả Rập) có lẽ là những minh chứng và trải nghiệm đau đớn nhất về cái giá phải trả khi muốn bãi bỏ hệ thống petrodollar, tức dùng USD để lượng giá dầu. Và sắp tới, có thể nạn nhân kế tiếp là Venezuela.
4. Thế lực nào còn dám chống lại hệ thống Petrodollar của Mỹ?
Là Nga, thưa các bạn. CHLB Nga (mà tiền thân là Soviet) là nước đã đi tiên phong trong công cuộc lật đổ sự thống trị của Petrodollar mà chưa bị dập tắt.
Chính xác phải nói là nước Nga dưới thời TT V.Putin!
Petrodollar đã hoạt động trơn chu cho đến khi nước Nga của Putin xuất hiện. Nga sẵn sàng bán dầu mỏ, khí đốt để đổi lấy đồng tiền khác ngoài đôla Mỹ và thông qua đó phá đi vị thế độc quyền của đồng đôla dầu mỏ. Một số nước khác như Iran cũng theo gương và loại bỏ đôla Mỹ khỏi giao dịch dầu mỏ của họ.
Năm 2016. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh phải tiến hành ngay lập tức đòn tấn công đầu tiên (First Strike) mang tên “Golden Tsar” nhằm vào “hệ thống Petrodollas” của Mỹ. Như tuyên bố của Sergey Glazyev, cố vấn hàng đầu của Kremlin đã cảnh báo các nhà lãnh đạo phương Tây rằng: “Người Mỹ càng hiếu chiến thì họ sẽ càng sớm thấy sự sụp đổ cuối cùng của đồng dollars. Thoát khỏi đồng dollars là cách duy nhất để các nạn nhân thoát khỏi sự xâm lược của Mỹ… và ngay khi Nga và Trung Quốc thông qua, đó có thể sẽ là sự kết thúc của quân đội Hoa Kỳ.”
Không chỉ có vậy, Nga cùng Trung Quốc còn tích cực xây dựng một hệ thống tài chính độc lập với hệ thống tài chính Mỹ. Thông qua đó, họ cho thế giới một lựa chọn thoát khỏi đồng đô la Mỹ. Đột nhiên, Mỹ không còn có thể in ra nguồn tiền vô tận để phung phí vào các cuộc chiến tranh và duy trì vị thế bá chủ thế giới của họ nữa. Cấm vận và gây khó dễ cho Nga, Mỹ đã làm từ lâu. Trung Quốc ư? Vậy thì có chiến tranh thương mại.
Khi Petrodollar sụp đổ, sự thống trị của Mỹ sẽ không còn nữa, hi vọng lúc đó thế giới này sẽ hòa bình hơn!